Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc ban hành Luật thuế sử dụng đất - Bài tập học kì Luật tài chính

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 574.48 KB      Lượt xem: 1163      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc ban hành Luật thuế sử dụng đất - Bài tập học kì

Luật tài chính

***

Trong những năm qua thị trường bất động sản đã và đang hình thành, phát triển ở Việt Nam, góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, kích thích đầu tư, đáp ứng các yêu cầu về đất đai, nhà ở. Để quản lý và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, Nhà nước đã áp dụng nhiều chính sách trong đó chính sách thuế đóng một vai trò hết sức quan trọng.

B. Thân bài

I. Cơ sở lý luận:

1. Giới thiệu về thuế sử dụng đất:

• Thuế sử dụng đất:

Là loại thế thu ổn định hàng năm, thu trên tổng giá trị đất nhân với thuế suất. Người sở hữu đất (hoặc người được Nhà nước giao đất sử dụng ổn định, lâu dài) có trách nhiệm nộp thuế đất như một loại thuế đánh vào tài sản. Mục đích thu thuế sử dụng đất là tận dụng và thúc đẩy sử dụng đất có hiệu quả, ngăn ngừa lũng đoạn, đầu cơ đất đai. Thuế thu trên tổng giá trị đất, đất đai càng nhiều thì tổng giá trị đất càng cao, và nếu thuế suất lũy tiến thì thuế càng lớn. Chủ sử dụng đất mà sử dụng không hiệu quả thì phải chuyển nhượng cho người khác. Qua đó thúc đẩy việc chuyển dịch đất đai một cách hợp lý, ngăn ngừa đầu cơ đất đai, đồng thời điều tiết cung về đất đai.

Hiện nay, thuế sử dụng đất bao gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp và pháp lệnh thuế nhà, đất. Tới ngày 01/01/2012 khi Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lực thì thuế sử dụng đất sẽ bao gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

2. Giới thiệu về thuế sử dụng đất nông nghiệp và pháp lệnh thuế nhà, đất :

• Thuế sử dụng đất nông nghiệp (thuế SDĐNN):

Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp được ban hành vào năm 1993 để thay thế cho Luật thuế nông nghiệp được ban hành từ năm 1951. Thuế nông nghiệp trước đây trên hoa lợi thu được với thuế suất tương đối cao đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của người nông dân, không khuyến khích việc thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Thuế sử dụng đất nông nghiệp (đánh thuế đối với việc sử dụng đất) ra đời đáp ứng được các mục tiêu cơ bản như: khuyến khích sử dụng đất đai tiết kiệm và có hiệu quả, khuyến khích phát triển nông nghiệp cả về diện tích cũng như sản lượng, đảm bảo được sự quản lý của Nhà nước đối với đất nông nghiệp.

• Pháp lệnh thuế nhà, đất:

Pháp lệnh thuế nhà, đất được ban hành từ năm 1992, pháp lệnh này chỉ thu thuế đối với đất ở, đất xây dựng công trình; chưa thu thuế đối với nhà. Căn cứ tính thuế đối với đất dựa vào căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp tức là mức thuế đất gấp mấy lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp. Ví dụ mức thuế đất Hà Nội cao nhất, gấp 32 lần mức thuế nông nghiệp. Pháp lệnh thuế nhà, đất ra đời để sử dụng có hiệu quả nguồn lực của đất nước và tăng thu cho ngân sách, đáp ứng các yêu cầu cho đầu tư phát triển đất nước

II. Thực tiễn việc ban hành thuế sử dụng đất và những hạn chế của thuế sử dụng đất nông nghiệp và pháp lệnh thuế nhà, đất:

1. Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

1.1 Thực tiễn việc ban hành và thực hiện:

Thuế sử dụng đất nông nghiệp thực hiện điều tiết thu nhập từ việc sử dụng đất nông nghiệp, đất trồng rừng. Căn cứ tính thuế SDĐNN là diện tích, hạng đất và định suất thuế.

Do việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp, đất trồng rừng đã cơ bản hoàn thành, nên việc quản lý đối tượng nộp thuế, diện tích tính thuế tương đối đầy đủ, chặt chẽ. Kết quả cụ thể từ năm 2000 đến năm 2003 như sau:

1.2 Những mặt hạn chế của thuế sử dụng đất nông nghiệp:

 Bối cảnh hiện nay là sự tích tụ đất đai và phân hóa giàu nghèo trong nông nghiệp đang ngày càng rõ nét, do vậy, tính công bằng xã hội giữa người sử dụng nhiều đất, người sử dụng ít đất vào sản xuất nông nghiệp và với những người sử dụng đất vào các mục đích khác đang có chiều hướng giảm. Điều này đặt ra yêu cầu hợp nhất Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp và Pháp lệnh Thuế nhà, đất. Trong đó thay đổi căn bản các căn cứ tính thuế là diện tích, giá đất và thuế suất, đảm bảo thuế sử dụng đất chỉ điều tiết thu vào đất, không thu vào hoa lợi trên đất, nhằm tăng năng suất và thay đổi cơ cấu cây trồng, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Luật mới còn bảo đảm công bằng trong nghĩa vụ thuế giữa các loại đất và giữa các tầng lớp cư dân nông thôn với đô thị.

Theo các chuyên gia, nội dung luật thuế sử dụng đất tăng cường quản lý nhà nước về đất đai để sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, hạn chế sự tích tụ đất đai và phân hóa giàu nghèo trong nông nghiệp, tức là hạn chế mặt trái của chính sách phát triển kinh tế trang trại. Ngoài ra, luật mới cũng phải đơn giản hóa, phù hợp với nông dân, với trình độ của cán bộ thuế và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuế. Đây được coi là bước đột phá trong tiến trình cải cách thuế bước II (bước I là giai đoạn 1990-1995).

2. Pháp lệnh thuế nhà, đất:

 

2.1 Thực tiễn việc ban hành và thực hiện:

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi