Tổng quan về Quan hệ Kinh tế quốc tế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 646.49 KB      Lượt xem: 1352      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
***

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC.
1. Một số khái niệm.
1.1. Quan hệ kinh tế đối ngoại.
Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể những mối quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ cao của một nền kinh tế với bên ngoài.
Lưu ý:
 Quan hệ kinh tế đối ngoại là những bộ phận của nền kinh tế các quốc gia.
 Bên ngoài (có thể hiểu là phần còn lại của thế giới).
1.2. Quan hệ kinh tế quốc tế.
 Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các mối kinh tế đối ngoại của các nền kinh tế xét trên phạm vi toàn thế giới.
Đứng trên góc độ một nước nhìn ra bên ngoài ta có quan hệ kinh tế đối ngoại, đứng trên góc độ không của riêng một quốc gia nào ví dụ như của các tổ chức quốc tế, của một nhà nghiên cứu hay của các chính phủ để khẳng định chính sách nói chung thì các nền kinh tế đối ngoại đan xen với nhau tạo thành quan hệ kinh tế quốc tế.
2. Đối tượng nghiên cứu của môn học.
2.1. Chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế:
Sẽ đi sâu ở chương VIII – Liên kết kinh tế quốc tế.
a) Nhóm các quốc gia, vùng, lãnh thổ, các nền kinh tế (ở đây vừa có quốc gia vừa có các nền kinh tế là do khái niệm quốc gia và nền kinh tế rất khác nhau: trong đa số các trường hợp thì một quốc gia là một nền kinh tế, nhưng một nền kinh tế chưa chắc đã là một quốc gia, ví dụ như khi nói Nền kinh tế EU ‘nhất là trong điều kiện liên kết kinh tế quốc tế hiện nay’, Nền kinh tế ASEAN v.v... chứ không phải riêng lẻ từng nước. Hoặc với lý do tế nhị trong quan hệ ngoại giao khuôn khổ của APEC thì người ta luôn gọi là các nền kinh tế thành viên chứ không gọi là các quốc gia thành viên như các tổ chức quốc tế khác là do trong APEC có cả Trung Quốc và Đài Loan, nếu như gọi là các quốc gia thành viên thì có nghĩa là APEC thừa nhận Đài Loan là một quốc gia mà như vậy sẽ làm cho Trung Quốc không hài lòng). Do vậy khái niệm các nền kinh tế có thể là rộng hơn hoặc hẹp hơn phạm vi quốc gia tuỳ từng trường hợp và được sử dụng rộng rãi hơn.
b) Nhóm các liên kết kinh tế quốc tế mang tính khu vực, liên khu vực, toàn cầu  - Số lượng các liên kết của các chủ thể này ngày càng tăng là do xu hướng tự do hoá cũng như xu hướng hình thành các liên kết kinh tế quốc tế trên thế giới ngày càng gia tăng (Các liên kết mang tính khu vực như: ASEAN, EU, NAFTA – khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ gồm Mỹ + Canada + Mehico; APEC – là liên kết mang tính liên khu vực vừa có Châu Mỹ vừa có Châu Á, GATT/WTO – Liên kết toàn cầu v.v...).
c) Nhóm các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (IMF, WB, ADB, IFC – International Financial Co-oporation v.v...).
d) Nhóm các tổ chức của Liên Hiệp Quốc (FAO, UNDP, UNCTAD –United Nations Conference Trade and Development: Diễn đàn của Liên Hiệp quốc về thương mại và phát triển: Đặc thù của diễn đàn này là đứng về khía cạnh của các nước đang phát triển v.v...).
e) Nhóm các công ty, tập đoàn, hãng, xí nghiệp v.v... – Một trong những loại hình công ty sẽ được nghiên cứu nhiều trong môn học này là các công ty xuyên quốc gia, vai trò của loại hình công ty này ngày càng đóng vai trò chủ chốt không chỉ trong thương mại mà còn trong lĩnh vực đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ; Hầu như những tập đoàn lớn như IBM, Toyota, Nisan, Misubishi, Intel v.v... đều là những tập đoàn xuyên quốc gia, do vậy chiến lược hoạt động của các công ty này như thế nào về các khía cạnh như đầu tư, lý do để tiến hành sáp nhập theo chiều dọc, ngang ... sẽ là những vấn đề được đi sâu sau này.
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi