13 CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TỔ CHỨC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
( KÈM ĐÁP ÁN)
***
Câu 1: Định mức lao động là gì? Vai trò của định mức lao động?
- Khái niệm
- Theo nghĩa hẹp định mức lao động là việc xác định mức cho các loại công việc (chỉ tiêu) hay chính là việc xây dựng các dạng mức đã nêu trên phù hợp với từng loại việc đó. Khái niệm này gồm 2 phần:
- Định mức kỹ thuật lao động (định mức có căn cứ kỹ thuật): là công cụ quan trọng để quản lý sản xuất, quản lý lao động trên cơ sở các mức lao động có căn cứ khoa học, mà nhà quản lý sản xuất có thể phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, tính khả năng sản xuất của doanh nghiệp (tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, kế hoạch hóa lao động, tổ chức lao động…)
- Phần định mức dựa theo ước lượng thống kê (định mức thống kê kinh nghiệm)
- Dựa các mức tiêu chuẩn được xây dựng vào thực hiện trong sản xuất, thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện mức: điều chỉnh những mức sai, mức lạc hậu, có cơ chế thích hợp để khuyến khích hoàn thiện định mức kỹ thuật lao động trong doanh nghiệp.
- Vai trò, ý nghĩa của định mức lao động
- Kinh tế
- Tăng NSLĐ nhờ tiết kiệm chi phí lao động sống
- Sử dụng nguồn vốn khoa học
- Cho phép thúc đẩy: sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật sản xuất
- Khoa học
- Giúp giảm sức ép cho người lao động: tăng cường an toàn lao động è thúc đẩy sự tự kỷ luật
- Loại trừ những yếu tố môi trường có hại nhằm bố trí và sử dụng LĐ phù hợp với khả năng, sở trường, năng khiếu.
Câu 2: Các dạng mức lao động? Điều kiện áp dụng mức