16 CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
( CÓ ĐÁP ÁN)
***
Câu 1. Phân tích mô hình và nội dung của CSTMQT của Trung Quốc thời kỳ từ năm 1978 đến nay và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho VN?
- giai đoạn 1987-2001
Mô hình chính sách: Thúc đẩy xuất khẩu kết hợp với bảo hộ một cách có chọn lọc các ngành công nghiệp có lợi thế của quốc gia
Các biện pháp thực hiện:
- Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu
(1) Chính phủ đưa ra định hướng các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển:
+ Giai đoạn 1987-1983: xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tự nhiên, lao động, vốn đầu tư ít, công nghệ thấp như khoáng sản, nông sản, dệt may….
+ Giai đoạn 1984-1993: xuất khẩu các mặt hàng yêu cầu công nghệ cao hơn như sản phẩm công nghiệp nhẹ và hóa chất. Ngành công nghiệp hóa chất sử dụng nhiều nguyên liệu sẵn có và sản phẩm sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác, tác động đến nhiều ngành công nghiệp khác, tuy nhiên công nghiệp hóa chất ở Trung Quốc đã không được kiểm soát đúng đắn, phát triển quá nhanh ảnh hưởng đấn môi trường và con người
+ Giai đoạn 1994-2001: xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn, ở giai đoạn này TQ đã có nguồn thu ngoại tệ lớn, nhiều thành quả thu hút FDI, cải tiến về trình độ nhân công và quản lý
(2) Thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường trong quan hệ TMQT
TQ áp dụng các biện pháp ưu tiên khuyến khích trong việc thâm nhập thị trường mới và khuyến khích xuất khẩu sang các thị trường hiện có bằng cách xuất khẩu những sản phẩm có khả năng cạnh tranh nhằm đạt được mục tiêu đa dạng hóa thị trường trong quan hệ TMQT nói chung và XK nói riêng. Mục tiêu đa dạng hóa được thực hiễn khá thành công nhờ có sự đóng góp đáng kể của hệ thống các cơ quan thương vụ vủa TQ ở nước ngoài.
Định hướng thị trường được xác định theo 2 nhóm: