Bài tập nhóm môn Kinh tế học đại cương:
Chính sách tài khóa
***
Chính sách tài khoá là một trong những công cụ hiệu quả của nhà nước để tham gia điều tiết nền kinh tế. Chính sách tài khóa là việc chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Chính sách tài khóa không chỉ phát huy tác dụng trong điều kiện kinh tế ổn định mà nó càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, khó khăn. Bởi vậy, ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều coi trọng vai trò của chính sách tài khóa, coi đó là một trong những công cụ chính và quan trọng để điều tiết nền kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau nên cần hết ức chú trọng đến việc áp dụng chính sách này một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với từng quốc gia. Chính sách tài khoá và việc áp dụng nó ở Việt Nam là một vấn đề quan trọng và cần được tập trung nghiên cứu. Một khi có thể sử dụng những chính sách này một cách nhanh nhạy, hợp lý thì chính phủ có thể can thiệp tích cực vào nền kinh tế. Trái lại, nếu như nhìn nhận sai vấn đề thì có thể gây ra những hậu quả rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.
NỘI DUNG CHÍNH
I. Lý luận chung về chính sách tài khóa
1. Khái niệm
Chính sách tài khóa là việc chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Chính sách tài khóa được sử dụng khi sản lượng của nền kinh tế ở quá xa mức sản lượng tiềm năng, nhằm đưa nó về mức sản lượng tiềm năng.
Sản lượng tiềm năng là sản lượng mà nền kinh tế đạt được trong điều kiện thị trường lao động cân bằng, tức là không có thất nghiệp không tự nguyện mà chỉ có thất nghiệp tự nguyện.
2. Phân loại
Chính sách tài khóa có thể được chia làm 4 dạng chính sau
Dạng 1:
Chính sách tài khóa mở rộng