Bí quyết để trở thành một Giao dịch viên giỏi và lương cao

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 497.56 KB      Lượt xem: 2204      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Bí quyết để trở thành một giao dịch viên giỏi và lương cao

Không chỉ thu hút được khách hàng gửi vài chục triệu, vài trăm triệu mà cả vài tỷ đồng mang đến gửi tiết kiệm là điều mà một giao dịch viên "đẳng cấp" có thể làm được. Vậy bí quyết của họ là gì?

Nghề “mặt hoa da phấn” nhưng lương thấp và rủi ro

Giao dịch viên vẫn được gọi vui là nghề “mặt hoa da phấn”, là các nhân viên ngân hàng làm việc tại quầy giao dịch ở chi nhánh, phòng giao dịch và các điểm giao dịch của ngân hàng. Hàng ngày họ tiếp xúc với khách hàng để tiếp nhận yêu cầu, xử lý giao dịch và ghi chép mọi giao dịch liên quan đến nghiệp vụ tiền mặt, séc, tiết kiệm, chuyển khoản, mua đổi ngoại tệ, mở tài khoản…phát sinh tại quầy.

Mỗi ngân hàng sẽ có những yêu cầu khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung tiêu chuẩn tuyển dụng vị trí giao dịch viên của các ngân hàng là tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên, giao tiếp tốt và ngoại hình cao ráo, mặt mũi ưa nhìn.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Hoàng Thu, giao dịch viên của một ngân hàng cổ phần tại Hà Nội cho biết, bộ phận của chị làm việc trực tiếp với nhiều khách hàng. Bình thường công việc rất thoải mái nhưng có những lúc khách hàng đến giao dịch đông, thậm chí nhiều người có thái độ khó chịu khi chờ đợi và chuyện giao việc viên bị... ăn mắng là bình thường.

Chị Thu cho biết thêm, những ai ở vị trí như chị cần có sự nhẫn nại và cần cù, chịu khó, phải đi sớm về muộn.
Trong công việc, mỗi giao dịch viên đều có vai trò của một người bán hàng và giới thiệu dịch vụ chéo, đồng thời tạo nên hình ảnh, thương hiệu và chất lượng dịch vụ của một ngân hàng, giúp ngân hàng tăng huy động vốn và lợi nhuận. Tuy nhiên, đa phần giao dịch viên tại các phòng giao dịch hiện nay lương thấp, chỉ khoảng 5-7 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, làm việc ở bộ phận này cũng có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào. Các rủi ro về pháp lý như pháp lý khách hàng, pháp lý giao dịch, pháp lý trách nhiệm…. như những bẫy ngầm dưới chân giao dịch viên. Hàng loạt vụ án liên quan hoạt động giao dịch ngân hàng thời gian qua đã khiến không chỉ lãnh đạo ngân hàng (bị rủi ro mất vốn) mà cả những giao dịch viên (rủi ro tác nghiệp) đều phải giật mình ái ngại và xem lại việc quản lý rủi ro.

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi