Chủ đề 6 - Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 243.31 KB      Lượt xem: 438      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Chủ đề 6
CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
6.1. QUAN HỆ GIỮA CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀNKINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo rằng:
tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ vàtập trung sản xuất phát triển
đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền.
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớnviệc sản
xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi
nhuận độc quyền cao. 
Như vậy, trước hết, độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc
quyền không thủ tiêu cạnh tranh. Trái lại, độc quyền làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay
gắt hơn. 
Trong nền kinh tế thị trường, nhìn chung, không chỉ tồn tại sự cạnh tranhgiữa các chủ
thể sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa mà còn có thêm các loại cạnh tranh giữa các tổ chức độc
quyền. Đó là:
Một là,cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền.
Các tổ chức độc quyền thường tìm cách để chi phối, thôn tính các doanh nghiệp ngoài độc
quyền bằng nhiều biện pháp như: đốc quyền mua nguyên liệu đầu vào; độc quyền phương tiện
vận tải; độc quyền tín dụng... để có thể loại bỏ các chủ thể yếu thế hơn ra khỏi thị trường 
Hai là,cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại hình canh tranh này có
nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong cùng mộtngành, kết thúc băng
một sự thỏa hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên cạnh tranh; cạnh tranh giữa các tổ chức
độc quyền khác ngành có liên quan với nhau về nguồn lực đầu vào... 
Ba là,cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyển. Những doanh nghiệp tham gia các
tổ chức độc quyền cũng có thể cạnh tranh với nhau đề giành lợi thể trong hệ thống. Các thành
viên trong các tổ chức độc quyền cũng có thể cạnh tranh nhau để chiếm tỷ lệ cổ phần khống
chế, từ đó chiếm địa vị chi phối và phân chia lợi ích có lợi hơn. 
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, cạnh tranh và độc quyền luôn cùngtồn tại song
hành với nhau. Mức độ khốc liệt của cạnh tranh và mức độ độc quyền hóaphụ thuộc vào hoàn
cảnh cụ thể của mỗi nền kinh tế thị trường khác nhau.
 
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi