1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới tăng đáng kể, với mức tăng tối thiểu 8%/năm. Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với các chủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong nhà, hàng ngoài trời…đến các mặt hàng dăm gỗ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục tăng. Chỉ tính riêng mặt hàng gỗ và đồ gỗ được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp: năm 2000, kim ngạch xuất khẩu mới chỉ là 219 triệu USD thì đến năm 2006; con số đã tăng lên gần 10 lần- 1,93 tỷ USD. Và đến hết năm 2010, kim ngạch mặt hàng này đạt 3,408 tỷ USD, tính bình quân giá trị kim ngạch đồ gỗ tăng 500 triệu USD/năm.
Trong đó, thị trường Pháp là một thị trường rất tiềm năng. Pháp là nước đứng thứ tư về tiêu thụ gỗ và các sản phẩm từ gỗ ở châu Âu. Năm 2006, Pháp chiếm khoảng 9% tổng nhu cầu gỗ và các sản phẩm gỗ của châu Âu. Tuy nhiên, doanh thu từ việc xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường Pháp năm 2009 chỉ có 70,356 triệu USD; thấp hơn so với các thị trường như Hoa Kỳ (1,1 tỷ USD), Nhật Bản (355,366 triệu USD)…Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần chú trọng hơn về thị trường này.
So với hầu hết các nước châu Âu, lĩnh vực đồ gỗ ngoài trời là một trong những phân đoạn thị trường quan trọng đối với gỗ và các sản phẩm gỗ ở Pháp, điều đó giải thích thị phần lớn nhất nhu cầu gỗ ở thị trường nước sở tại. Mặc dù thị phần kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ ở Pháp đang tăng trưởng bền vững nhưng phân đoạn thị trường này lại không được chú trọng nhiều. Đây là một cơ hội cho Việt Nam khi xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường tiềm năng này. Tuy vậy, thị trường Pháp cũng là một thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm. Tại Pháp, người tiêu dùng ngày càng có ý thức bảo vệ môi trường, họ đòi hỏi những sản phẩm gỗ sử dụng phải đến từ những nguồn hợp pháp. Bên cạnh đó cũng xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại Pháp: các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU nói chung và Pháp nói riêng có sự kiểm soát chất lượng, nguồn gốc gỗ với các luật lệ mới được ban hành như: Hiệp định “Tăng cường thực thi luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ” (FLEGT). Theo hiệp định trên tất cả các hàng xuất khẩu vào thị trường này sẽ được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng thông qua các bằng chứng gốc. Vấn đề đặt ra với Việt Nam là trước nay nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Myanmar, Lào, Campuchia…thường không có nguồn gốc rõ ràng, khó đáp ứng được điều kiện trên. Đây có thể coi là trở ngại lớn trong việc xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Pháp của các doanh nghiệp Việt Nam.
Mặt khác, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam còn kém so với các nước khác như Myanmar, Malaysia, Indonesia…vì các nước này có đủ nguồn gỗ không cần phải nhập khẩu nguyên liệu nên đỡ tốn kém, giá thành hạ hơn. Khó khăn với việc xuất khẩu mặt hàng gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đó là: chưa có vùng nguyên liệu ổn định nên lượng nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng khá lớn; quy mô sản xuất chủ yếu là nhỏ, do vậy không thực hiện được các đơn đặt hàng số lượng lớn, đòi hỏi chất lượng đồng đều, thời gian giao hàng nhanh. Ngoài ra, mẫu mã sản phẩm đơn điệu, chưa phong phú để đáp ứng nhu cầu thị trường Pháp. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất hàng dựa theo mẫu thiết kế, yêu cầu kỹ thuật của các nhà nhập khẩu nước ngoài mà không chú ý đến việc đầu tư vào thiết kế những mẫu hàng mới, chưa tự khẳng định thương hiệu của riêng mình. Như vậy, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp Việt Nam cần phải phát triển chiến lược khác biệt hóa hoặc thị trường ngách.
Để xuất khẩu hàng gỗ và các sản phẩm gỗ sang thị trường Pháp một cách có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải tự thiết kế mẫu mã sản phẩm, kiểu dáng độc đáo; chủ động