Khoá luận_ Sự vận động của thơ tình VN qua hai thế hệ nhà thơ nữ (từ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn tới Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư
Số trang: 25
Loại file: pdf
Dung lượng: 255.78 KB
Lượt xem: 230
Lượt tải: 0
Thông tin tài liệu
1 MỞ ĐÀU 1. Lí do chọn đề tài Lựa chọn đề tài Sự vận động của thơ tình Việt Nam qua hai thế hệ nhà thơ nữ (từ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn tới Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư) cho Luận văn của mình, chúng tôi xuất phát từ những lí do sau: Thứ nhất, thơ tình là mảng đề tài hấp dẫn đối với các nhà thơ ở mọi thời đại. Bởi tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp và là nguồn đề tài bất tận của thi ca. Hơn nữa, ở các nhà thơ nữ, với trái tim và tâm hồn nhạy cảm riêng mang đặc trưng phái tính lại có cách cảm nhận và thế hiện tình yêu trong thơ rất đặc biệt. Có thể nói, đề tài tình yêu ở thời kì nào cũng có, nó xuất hiện dưới nhiều cách thức biếu hiện khác nhau và ở mức độ khác nhau. Từ xa xưa, đã có rất nhiều bài ca dao, dân ca cất lên tiếng nói của tình yêu đôi lứa và điều này được tiếp nối trong dòng văn học trung đại. Phải cho đến thế kỉ XX, thơ tình mới được phát triển một cách thực sự sâu rộng với những tên tuổi như Tản Đà, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử,... Sau đó là hàng loạt các nhà thơ trẻ xuất hiện, trong đó chiếm số lượng không nhỏ là các cây bút nữ như Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mĩ Dạ, Anh Thơ, Vân Đài... đã đem đến cho thơ ca nhiều tiếng nói trẻ trung, sôi nối, đầy ắp những triết lý nhân sinh quan về con người, cuộc sống. Đặc biệt, từ năm 1986, khi đất nước đã có nhiều đổi mới trên mọi bình diện thì đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng tình cảm và tư duy sáng tạo nghệ thuật của các văn nghệ sĩ nói chung và các nhà thơ nữ nói riêng. Ở mảng thơ tình, sự xuất hiện của các nhà thơ nữ đương đại như Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh,... đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng cũng như giới nghiên cứu, phê bình bởi những tìm tòi táo bạo theo hướng hiện đại, đi sâu vào vấn đề bản thể con người. Như vậy, cùng với tiến trình lịch sử văn học dân tộc không ngừng tiếp diễn, thơ ca nói chung và thơ tình nói riêng trong những thời kì khác nhau mang những 2 đặc điểm khác nhau. Xu hướng vận động của thơ tình (đặc biệt là thơ tình của các tác giả nữ trong văn học Việt Nam hiện đại) cần được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan, biện chứng trên cả hai bình diện: những mặt tiến bộ, đổi mới, phát triển theo hướng tích cực và những phương diện hạn chế, thoái lui. Thứ hai, trong nền thơ hiện đại Việt Nam, Xuân Quỳnh (1948-1988) là một gương mặt tiêu biểu. Lại Nguyên Ân từng nói: “Có lẽ từ thời Hồ Xuân Hương qua các chặng đường phát triến, phải đến Xuân Quỳnh nền thơ ấy mới thấy lại được một nữ sĩ mà tài năng và sự đa dạng của tâm hồn được thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể như vậy, dồi dào và phong phú như vậy”. Khác với các nữ sĩ làm thơ, Xuân Quỳnh là người đàn bà đã mang chính cuộc đời mình ra làm chất liệu cho từng tác phấm, cho mỗi tập thơ, cái mà chị viết nhiều nhất chính là về cuộc đời mình và trở thành nhân vật văn học của chính thơ chị. Trưởng thành trong thời...
Xem thêm
Gợi ý tài liệu cho bạn
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
Bài tập Xác suất thống kê đại học - có lời giải
145 0 0 -
134 0 0
-
[Mẫu đơn] Cam kết bổ sung chứng chỉ, bằng cấp ứng tuyển vào ngân hàng Vietcombank
542 3 0 -
277 1 0
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
118 0 0
-
134 0 0
-
277 1 0
-
Dự án - Thí điểm thiết lập bộ chỉ số đánh giá rủi ro thiên tai cho 1 lưu vực sông
575 0 0 -
Luận văn thạc sĩ_ Nghiên cứu tính năng động cơ DA465QE sử dụng BIOGAS-LPG
539 0 0 -
631 0 0