Khoá luận tốt nghiệp_ Khát vọng nữ quyền trong thơ Vi Thùy Linh

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 257.64 KB      Lượt xem: 52      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sư phạm Ngữ văn LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường Đại học Hùng Vương, đặc biệt là các thầy cô giáo kho KHXH&NV của trường đã tạo điều kiện cho em để có nhiều kiến thức và thời gian cho khoá luận tốt nghiệp. Em cũng xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp. Trong quá trình làm khoá luận, khó tránh khỏi sai sót, em rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến chỉ dẫn của quý Thầy, Cô. Đó là hành trang quý giá giúp em tự hoàn thiện bản thân mình sau này. Xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn đồng hành, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt khoá luận. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Mỹ Linh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trước đây, khi làm thơ người ta hay bị bó buộc vào những khuôn khổ nhất định của Đường luật, sonnet luật, hay lục bát luật… và luôn cố dồn nén câu từ một cách hàm súc, cô đọng nhất, đa tầng ý nghĩa “ý tại ngôn ngoại”, “họa vân hiển nguyệt”…Nhưng với sự vận động không ngừng nghỉ trong dòng chảy của mình, thơ ngày càng đa dạng hơn về diện mạo cũng như nội dung. Đặc biệt từ sau 1975, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã thúc đẩy tinh thần dân chủ và sự phát triển mạnh mẽ ý thức cá nhân trong văn học. Thơ thời kỳ này thể hiện khát vọng đào sâu vào bản ngã, vào con người bên trong con người để rồi nhiều xu hướng thơ được nảy nở, nhiều thể nghiệm mạnh bạo được ra mắt công chúng. Quan niệm thơ có nhiều biến đổi và ý thức cách tân thơ ngày càng mạnh mẽ, từ bóng dáng siêu thực đến thứ thơ vụt hiện, thơ như trò chơi của ngôn từ... Với “gương mặt” mới này, thơ Việt Nam sau 1975 ngày càng gần gũi hơn với xu hướng thơ thế giới đương đại. 1.2. Một thế hệ thơ trẻ xuất hiện từ sau 1975, nhất là từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX đã đem đến nhiều tiếng nói mới, cách nhìn mới, xúc cảm mới trong thơ. Ít bị ràng buộc với truyền thống, họ mạnh dạn và tự do hơn trong sự tìm tòi, thể nghiệm, với nhu cầu được bộc lộ hết mình của con người cá nhân. Trong số họ, tuy chưa có những phong cách khẳng định được vị trí của mình trong lòng công chúng rộng rãi, nhưng đã có nhiều tên tuổi gây được sự chú ý: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quốc Chánh, Đồng Đức Bốn và gần đây là Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Nguyễn Hữu Hồng Minh. Các nhà thơ dân tộc thiểu số cũng góp những tiếng thơ đặc sắc mang bản sắc dân tộc: Y...
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi