Luân văn. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 846.62 KB      Lượt xem: 1439      Lượt tải: 1

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

CHÍNH SÁCH “CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở CHO NGƯỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY”

  1. Nội dung chính sách
  2. Căn cứ pháp lý

- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

- Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

- Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

- Căn cứ Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010;

- Căn cứ Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (gọi tắt là Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg);

  1. Căn cứ thực tiễn

- Qua điều tra mức sống dân cư ở Việt Nam bởi Tổng cục thống kê kết hợp với Ngân hàng thế giới cho thấy tỷ lệ hộ nghèo là 20,7% năm 2010 ( chuẩn nghèo mới là 650.000 vnd).

- Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của nhóm hộ nghèo nhất (nhóm thu nhập 1) đạt 369 nghìn đồng, tăng 34%, của nhóm hộ giàu nhất (nhóm thu nhập 5) đạt 3.411 nghìn đồng, tăng 38,7% so với năm 2008.

- Nhân khẩu bình quân 1 hộ dân cư thuộc khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, của hộ dân cư nghèo cao hơn hộ giàu, vùng núi cao hơn vùng đồng bằng. Nhân khẩu bình quân 1 hộ ở nông thôn là 3,92 người, cao gấp 1,026 lần hộ ở thành thị và giảm so với năm trước (con số này năm 2008 là 1,17 lần). Nhóm hộ nghèo nhất có số nhân khẩu bình quân 1 hộ là 4,22 người, cao gấp 1,22 lần so với nhóm hộ giàu nhất. Các vùng Tây Nguyên và Trung du và miền núi phía Bắc có số nhân khẩu bình quân 1 hộ cao hơn các vùng khác.

- Tỷ lệ phụ thuộc năm 2010 là 1,4, giảm so với các năm trước. Tỷ lệ phụ thuộc của nhóm hộ nghèo nhất cao hơn 1,8 lần so với nhóm hộ giàu nhất. Tỷ lệ phụ thuộc cũng cao hơn ở các hộ dân cư thuộc khu vực nông thôn, các hộ có trình độ học vấn của chủ hộ thấp hơn, các dân tộc khác dân tộc Kinh.

 

                         

                       

  1. Chủ thể của chính sách:

- Người có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính

- Người chịu trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách: Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

  1. Đối tượng của chính sách 

* Đối tượng được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg phải đảm bảo có đủ các điều kiện sau:

(1) Là hộ nghèo đang cư trú tại địa phương, có tên trong danh sách hộ nghèo do UBND cấp xã quản lý tại thời điểm Quyết định 167/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành;

(2) Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở;

(3) Hộ không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại các chính sách sau:

- Một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (sau đây gọi tắt là Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg). Các đối tượng này được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở theo điểm 1.4 Khoản 1 Mục II Thông tư này

- Chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở

- Chính sách hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở;

- Chính sách về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 118/TTg ngày 27/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở và Điều 3 Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở;

- Một số chính sách thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ;

- Chính sách cho các hộ dân vùng ngập lũ mua trả chậm nền nhà và nhà ở trong các cụm, tuyến dân cư ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long;

- Chính sách về việc điều chỉnh, bổ sung đối tượng và cơ chế vay vốn xây dựng nhà ở thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long;

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung các Dự án đầu tư (giai đoạn 2) thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long;

- Các chính sách hỗ trợ nhà ở khác áp dụng cho từng địa phương, từng đối tượng cụ thể như chính sách hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc Pa Cô - Vân Kiều tỉnh Quảng Trị, chính sách hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người v.v…

* Đối với những hộ nghèo đã được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo quy định của các chính sách trên nhưng nhà ở đã bị sập đổ do thiên tai gây ra mà không có khả năng tự sửa chữa, xây dựng lại, được UBND cấp xã xác nhận thì đưa vào diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định của Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg.

* Đối với các hộ nghèo, có khó khăn về nhà ở đã vay tiền từ Ngân hàng Chính sách Xã hội hoặc các tổ chức tín dụng khác để tự làm nhà ở trước khi Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành, đến nay vẫn chưa trả hết nợ, nếu có đơn đăng ký hỗ trợ nhà ở (theo mẫu tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này) có xác nhận của thôn và UBND cấp xã thì được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để trả nợ. Mức hỗ trợ tối đa 8,4 triệu đồng /hộ đối với vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn và 7,2 triệu đồng/hộ đối với các vùng khác.

* Đối với hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đã có trong danh sách được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg nhưng đến thời điểm Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành vẫn chưa được hỗ trợ nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quy định của Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg. Nguồn vốn hỗ trợ cho các đối tượng này được sử dụng từ nguồn vốn để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg.

  1. Phân tích các bên liên quan

Các bên liên quan

Điểm yếu/Vấn đề của họ

Điểm mạnh của họ

Mục tiêu đặt ra với họ

Giải pháp tác động đến họ

Bên hưởng lợi (Hộ nghèo,các hộ khác thỏa mãn điều kiện của CS)

Không có chỗ ở hoặc chỗ ở rất tạm bợ, không đủ điều kiện vật chất để chăm lo cho kinh tế của gia đình nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn

-Có nhiều thời gian hỗ trợ việc xây dựng nhà

- nhiệt tình, hăng hái tham gia

Có điều kiện sống tốt hơn, có một cuộc sống chất lượng hơn cả về vật chất và tinh thần.

 

Có các chính sách hỗ trợ như: chính sách hỗ trợ nhà ở…

Các nhà ra quyết định (Chính phủ-Thủ tướng Chính phủ)

+ Vấn đề nhà ở cho những hộ gia đình đang gặp khó khăn là vấn đề rất cấp thiết, cần được quan tâm từng ngày bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của 1 bộ phận người dân

+ Là cơ quan nhà nước, có thẩm quyền lớn

+ Tập trung nhiều người tài, có óc suy luận, kỹ năng giải quyết vấn đề

Đưa ra những chính sách về nhà ở phù hợp, cấp thiết và linh hoạt nhằm hỗ trợ kịp thời cho người dân

+ Tổ chức nhiều buổi họp nhằm đưa ra các giải pháp để giải quyết tình hình

+ Đưa ra nhiều bản dự thảo về những khó khăn mà những hộ gia đình thuộc đối tượng của chính sách để lấy ý kiến đóng góp của đông đảo nhân dân

Các cơ quan thực hiện (Các bộ ban ngành như: Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND các cấp …)

+ Các bộ ban ngành còn chồng chéo trong quản lý

 

+ Là các cơ quan quản lý chuyên môn, có bộ máy quản lý trải dài từ TW đến địa phương (Bộ, sở, phòng)

+ Nắm vững tình hình dân số, kinh tế và văn hóa của từng địa phương

+ Tham mưu cho các cơ quan ra quyết định về các vấn đề dân số

+ Thực hiện chức năng quản lý đối với những nhiệm vụ, vùng, chức năng mà mình được giao

+ Có các bước chỉ đạo rõ ràng từ cấp lãnh đạo

+ Xây dựng kênh phản hồi ý kiến từ cơ quan thực hiện đến cơ quan lãnh đạo

+ Phối hợp thực hiện giữa các bộ ban ngành bằng các chính sách thích hợp

Những nhóm ủng hộ, giúp đỡ cho CS (Các tổ chức phi chính phủ)

+ Là các tổ chức cá nhân muốn mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng nhưng thường thiếu về nguồn lực

+ Không thể đưa ra các biện pháp mạnh, kịp thời

+ Là các tổ chức quan tâm đến sức khỏe, đời sống của nhân dân nói chung và các hộ khó khăn nói riêng

+ Các tổ chức này thường có các hoạt động tình nguyện hướng đến người dân miền sâu, miền xa, vùng khó khăn

+ Họ tự túc kinh phí cho hoạt động tình nguyện

+ Nhận được sự hỗ trợ từ nhiều phía

+ Giúp cho đời sống của những người yếu thế được cải thiện hơn

 

Định hướng công việc của họ sát với nhóm thực hiện chính sách.

  1. Giải pháp và công cụ thực thi chính sách

2.1. Nhóm các giải pháp

  • Xã hội hóa vấn đề nhà ở cho người nghèo

Xã hội hóa nhà ở cho người nghèo là một chủ chương lớn của Đảng và Nhà nước, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn, NSNN có hạn và phải chi tiêu vào nhiều lĩnh vực khác. Xã hội hóa nhà ở cho người nghèo mang tính chất Nhà nước và nhân dân cùng làm, thực hiện phương châm “lấy sức dân chăm lo cuộc sống cho nhân dân”. Các chương trình về an sinh xã hội, cuộc vận động “ngày vì người nghèo” là những chương trình mang tính nhân văn sâu sắc, nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội để chung tay thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giúp người nghèo có nhà ở, được dùng nước sạch, trẻ em được đến trường...

Quỹ "Vì người nghèo"(17/10/2000)  từ khi được thành lập đến nay đã thu được 3.048 tỷ đồng; xây dựng mới và sửa chữa 889 nghìn nhà đại đoàn kết. 5.931 xã, phường, thị trấn; 306 huyện, thị xã; 17 tỉnh...

  • Giải pháp về tài chính: Vay vốn làm nhà ở

Hộ dân thuộc đối tượng thụ hưởng được nhận nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước, cộng đồng, nếu có nhu cầu, được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để làm nhà ở. Mức cho vay theo đề nghị của người vay, nhưng tối đa không vượt quá 08 triệu đồng/hộ, với lãi suất cho vay là 3%/năm. Thời hạn cho vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ là 5 năm, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn đã vay.

  • Giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho người nghèo

Huy động vốn cho việc xây dựng nhà ở cho người nghèo là một bài toán khó hiện nay. Bởi vì lĩnh vực đầu tư vào nhà ở cho người nghèo là một lĩnh vực đầu tư khó thu hồi vốn và sinh lãi nếu không được sự hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy Nhà nước cần đưa ra một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho người nghèo. Nhà nước có thể xem xét giành quỹ đất, hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp để các tổ chức doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho người nghèo

  • Khai thác gỗ hỗ trợ xây nhà cho người nghèo

- Đối tượng rừng được khai thác:

+ Các khu rừng tự nhiên được phép khai thác là rừng sản xuất, rừng phòng hộ, được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng rừng cho các chủ rừng là tổ chức kinh tế, ban quản lý rừng, hộ gia đình, cá nhân và rừng chưa có chủ hiện do UBND cấp xã quản lý

+ Những khu rừng trồng có nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức Quốc tế được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng rừng cho các tổ chức, doanh nghiệp, ban quản lý rừng.

- Người được phép khai thác là hộ nằm trong hoặc đại diện trong buôn, làng thuộc đối tượng được cấp gỗ làm nhà ở theo quy định tại Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg.

2.2. Công cụ

2.2.1. Nhóm các công cụ kinh tế:

+ Ngân sách: Nguồn vốn được lấy từ ngân sách TW, ngân sách địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn huy động của cộng đồng, dòng họ và của chính hộ gia đình được hỗ trợ

+ Quỹ: Quỹ “ngày vì người nghèo”, các quỹ an sinh xã hội

2.2.2. Nhóm các công cụ hành chính tổ chức:

+ Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hồ nghèo về nhà ở

+ Thông tư liên tịch số 08/2009/TTLT-BXD-BTC-BKHĐT-BNNPTNT-NHNN hướng dẫn thực hiện quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở

+ Tổ chức thực hiện: Bộ xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan như bộ Tài Chính, bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn các tỉnh thành phố trực thuộc TW lập đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. UBND tỉnh, thành phố là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện trong việc lập, phê duyệt đề án và tổ chức thực hiện chính sách

+ Giám sát: UBND các tỉnh, thành phố thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đảm bảo chính sách đến được từng hộ nghèo có khó khăn về nhà ở; không để xảy ra thất thoát, tiêu cực; đảm bảo các hộ nghèo có nhà ở sau khi được hỗ trợ theo quy định của Quyết định này. Định kỳ 6 tháng một lần báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo nhà ở về Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ

2.2.3. Nhóm các công cụ tuyên truyền giáo dục:

MTTQ Việt Nam là đơn vị khởi xướng và chủ trì nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào rộng lớn và lâu dài mang tính toàn dân, toàn quốc, trong đó nổi bật là cuộc vận động “ngày vì người nghèo” và chương trình “Nối vòng tay lớn”. Đây là hai cuộc vận động lớn trong thời kỳ đổi mới công tác Mặt trận, có đóng góp to lớn và trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua yêu nước nói chung và có tác dụng rõ rệt vào việc nâng cao vai trò của MTTQ Việt Nam trong giai đoạn mới.

Thực tế 9 tháng qua, trên toàn quốc, Quỹ "Vì người nghèo" 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) đã vận động được số tiền trên 565 tỉ đồng. Tại 56/63 tỉnh, thành phố, MTTQ các cấp đã vận động ủng hộ các chương trình an sinh xã hội được gần 2.574 tỷ đồng. Quỹ Vì người nghèo TƯ đã tiếp nhận số tiền hơn 40,9 tỷ đồng. Lũy kế thu đạt hơn 46,1 tỷ đồng. Ban vận động Ngày Vì người nghèo TƯ đã chi hơn 21,9 tỷ đồng hỗ trợ xây nhà đại đoàn kết, thăm hỏi, tặng quà hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán, hỗ trợ nạn nhân thiên tai… 

2.3. Đánh giá thực thi chính sách

2.3.1. Những kết quả đạt được:

- Về quy mô:  Chương trình 167 là một chương trình hỗ trợ nhà ở lớn nhất, hiệu quả nhất kể từ khi đất nước ta thực hiện đường lối đổi mới. Chương trình 167 đã thể hiện sự quan tâm chính trị của Đảng, Nhà nước, chứng tỏ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nếu tính bình quân mỗi hộ được hỗ trợ nhà ở có 04 người, thì tính đến nay chương trình đã giúp cho trên 2 triệu người có nhà ở an toàn, ổn định

Về tiến độ: Sau hơn 5 năm triển khai chương trình 167(2008-2012), đến nay chương trình đã kết thúc giai đoạn 1 và cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Trên cả nước có 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoàn thành Chương trình 167 trên địa bàn trước 2 năm, hầu hết các tỉnh, thành khác hoàn thành Chương trình sớm trước 1 năm. Cụ thể, các địa phương đã hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho 507.143 hộ, đạt tỷ lệ 102,2% so với số hộ được phê duyệt ban đầu, đạt 94% so với số hộ thực tế phải hỗ trợ sau khi rà soát, bổ sung. Trong số hộ được hỗ trợ, có 224.000 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành liên quan và các địa phương, Chương trình đã huy động được 12.653 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 4.254 tỷ đồng (33,6%), vốn ngân sách địa phương 723 tỷ đồng (5,7%), vốn vay Ngân hàng Chính sách Xã hội 3.584 tỷ đồng (28,3%), vốn huy động khác là 4.092 tỷ đồng (32,4%). Tổng số vốn giải ngân trong giai đoạn 2008 - 2012 là 11.945 tỷ đồng (94,4%), số vốn còn lại sẽ được giải ngân tiếp trong năm 2013.

Về chất lượng nhà ở: Hầu hết các căn nhà được xây dựng theo Chương trình 167 đều vượt diện tích và chất lượng quy định. Các căn nhà được xây dựng bằng vật liệu chất lượng tốt: khung bê tông cốt thép hoặc khung gỗ, tường nhà xây gạch, mái lợp ngói, fibro xi măng hoặc tôn, nền nhà lát gạch hoặc láng vữa xi măng. Tất cả các căn nhà có kết cấu bao che kín đáo, chắc chắn, đầy đủ cửa đi, cửa sổ, kiểu dáng kiến trúc phù hợp với phong tục tập quán của địa phương, giá thành các căn nhà từ 25-28 triệu đồng, nhiều căn có giá thành đến 50-60 triệu đồng.

2.3.2. Những hạn chế

- Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện một số địa phương vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như: tiến độ triển khai chậm, một số hạng mục chưa đạt yêu cầu, điển hình như tỉnh: Hưng Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Đặc biệt, việc huy động vốn từ ngân sách địa phương và từ cộng đồng để hỗ trợ hộ nghèo vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam có hạn, lại gặp khó khăn từ sự suy thoái kinh tế nên đến cuối năm mới giao bổ sung ngân sách, làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện, giải ngân của các địa phương.

- Ở một số địa phương vẫn còn chưa công khai tài chính cho người dân biết; việc bình xét hộ nghèo chưa đúng; một số công trình chất lượng chưa đảm bảo; công tác tuyên truyền, phổ biến, thực hiện công khai dân chủ còn hạn chế. Ngoài ra vẫn còn tồn tại tình trạng thuê doanh nghiệp làm nhà ở cho các hộ dân, do đó không phát huy được sự tham gia, đóng góp của chính hộ dân được hưởng lợi cũng như của cộng đồng, dòng họ; công tác rà soát, lập danh sách các hộ được hưởng thụ chưa sâu sát, chưa đúng quy định, một số nơi còn bỏ sót đối tượng thụ hưởng hoặc không đúng đối tượng.

- Một số địa phương còn chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của Chương trình nên chưa có sự quan tâm đúng mức trong chỉ đạo thực hiện; công tác bình xét đối tượng vẫn có nơi làm chưa tốt; việc bố trí nguồn vốn chưa đồng bộ, nhiều khi có vốn ngân sách thì thiếu vốn vay hoặc ngược lại.

- Cơ chế lồng ghép các nguồn vốn của chương trình 167 nói riêng, các chương trình MTQG nói chung còn nhiều bất cập, các địa phương chưa chủ động thực hiện lồng ghép dẫn tới đầu tư dàn trải, phân tán, khó quản lý điều hành tập trung thống nhất. Hệ thống văn bản, chính sách hướng dẫn thiếu đồng bộ, nội dung, tiêu chí lạc hậu, chưa bám sát thực tế; công tác chỉ đạo điều hành, phối hợp thực hiện đối với một số chương trình còn hạn chế; công tác công khai dân chủ, tuyên truyền chủ trương, chính sách đến người dân chưa được chú trọng đúng mức.

 

 

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi