[Luận văn thạc sĩ]_ Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương
Số trang: 101
Loại file: pdf
Dung lượng: 805.86 KB
Lượt xem: 201
Lượt tải: 0
Thông tin tài liệu
LUẬN VĂN: Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người của sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, dân tộc và toàn nhân loại. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vấn đề bảo vệ môi trường càng trở nên bức bách. Đó không chỉ là vấn đề của hiện tại mà còn là của tương lai mà chúng ta phải quan tâm và chủ động giải quyết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Công nghiệp hoá là giai đoạn phát triển tất yếu của mọi quốc gia từ một nền kinh tế nông nghiệp, kém phát triển trở thành một nền kinh tế tiên tiến, hiện đại. Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là vấn đề quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta trên con đường thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, các khu công nghiệp, khu chế xuất (sau đây gọi chung là khu công nghiệp – KCN) có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vận dụng kinh nghiệm thế giới vào thực tế Việt Nam từ năm 1991 Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thí điểm và triển khai việc xây dựng các KCN. Qua 17 năm, quá trình này đã có những bước tiến dài, cả nước đã có 194 KCN được thành lập, với tổng diện tích đất tự nhiên 46.588 ha, phân bổ rộng khắp các miền đất nước, thu hút được hơn 3.325 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư là 39,3 tỷ USD và 3.082 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn 185000 tỷ đồng Việt Nam, tạo việc làm cho 1,1 triệu lao động. Các khu công nghiệp này đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của các KCN đối với nền kinh tế thì quá trình này đặt ra một thách thức vô cùng to lớn mang tính toàn cầu, đó là nạn ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất công nghiệp gây ra. Ô nhiễm môi trường làm thiệt hại to lớn về kinh tế và xã hội. Lương thực, thực phẩm bị nhiễm độc do chất thải công nghiệp, gây ngộ độc cho người tiêu dùng... môi trường thiên nhiên bị huỷ hoại do hoạt động của các khu công nghiệp. Phát triển KCN tạo ra tốc độ tăng trưởng cao. Nhưng phát triển KCN và quản lý như thế nào để vừa có sự tăng trưởng, phát triển kinh tế, đồng thời vừa giữ gìn bảo vệ môi trường là một thách thức to lớn. Chỉ có vượt qua thách thức đó, Việt Nam mới xây dựng được một nền kinh tế phát triển bền vững. Trong bối cảnh toàn cầu hoá ở nước ta trong thời gian qua đã có tác động tích cực ...
Xem thêm
Gợi ý tài liệu cho bạn
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
31 0 0
-
90 0 0
-
207 0 0
-
Dự án - Thí điểm thiết lập bộ chỉ số đánh giá rủi ro thiên tai cho 1 lưu vực sông
541 0 0 -
Luận văn thạc sĩ_ Nghiên cứu tính năng động cơ DA465QE sử dụng BIOGAS-LPG
485 0 0 -
551 0 0