[Luận văn] Tình hình đầu tư phát triển ngành Công nghiệp Dệt May quốc doanh thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội

Số trang: 107      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.22 MB      Lượt xem: 1070      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Lời nói đầu
Công nghiệp dệt may đã có ở Việt Nam ít nhất là từ một thế kỷ nay, còn 
những hoạt động thủ công truyền thống như thêu thùa thì đã tồn tại từ lâu hơn 
nhiều. Theo một số tài liệu ghi chép thì sự phát triển chính thức của ngành 
công nghiệp này bắt đầu từ khi Khu công nghiệp dệt Nam Định được thành 
lập vào năm 1889. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, ngành công nghiệp này 
phát triển nhanh hơn, đặc biệt là ở miền Nam, tại đây các hãng dệt có máy 
móc hiện đại của Châu Âu được thành lập. Trong thời kỳ này, tại miền Bắc, 
các doanh nghiệp Nhà nước sử dụng thiết bị của Trung Quốc, Liên Xô cũ và 
Đông Âu cũng đã được thành lập. Mặc dù từ những năm 1970, ngành đã bắt 
đầu xuất khẩu nhưng từ đầu những năm 1990, sau khi thực hiện công cuộc đổi 
mới thì thời kỳ phát triển quan trọng hướng về xuất khẩu mới bắt đầu.  Công 
nghiệp Dệt May là ngành có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn chuyển đổi 
của  Việt  Nam  từ nền  kinh  tế kế hoạch  hoá  tập  trung  sang  nền  kinh  tế thị
trường. Dệt may cũng là một phần cấu thành quan trọng trong chính sách định 
hướng xuất khẩu của đất nước, và một cách chung hơn, trong các nỗ lực của 
Việt Nam để hoà nhập vào nền kinh tế quốc tế. Công nghiệp Dệt May tất yếu 
là một trong các ngành chủ yếu xuất khẩu trong giai đoạn đầu phát triển của 
cả nước. Sự thành công về xuất khẩu trong ngành này thường mở đường cho 
sự xuất  hiện  của  một  chiến  lược  phát  triển định hướng  phát  triển  có  cơ sở
rộng hơn. Sự thất bại về xuất khẩu của ngành này bao giờ cũng là triệu chứng 
của sự trở ngại có tính thâm căn cố đế trong nước và của sự bất lực, không 
phát  huy được  lợi  thế so  sánh  tiềm  năng.  Vì  vậy đây  là  một  ngành  công 
nghiệp quan trọng không chỉ với tư cách là một nguồn xuất khẩu và tạo việc 
làm  chính,  mà  còn  vì  sự tăng  trưởng  của  ngành  này  cho  thấy  kết  quả hoạt 
động kinh tế một cách tổng hợp hơn.
Hà Nội là thủ đô của cả nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa 
hiện đại hoá đất nước mà Nghị quyết Trung Ương VII đã chỉ rõ: Công nghiệp 
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi