Luật bình đẳng giới - Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đối với việc thực hiện bình đẳng giới
thực chất ở nước ta hiện nay
***
BÀI LÀM
A . ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã có rát nhiều nỗi lực phát triển kinh tế và thực hiện mục tiêu tiến bộ xã hội, trong đó phải kể đến việc thực hiện bình đẳng giới và phát triển con người. Bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Vì vây, để thực hiện được những mục tiêu trên Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những biên pháp để thúc đẩy bình đẳng giới. Để hiểu hơn về các biện pháp thức đẩy bình đẳng, em chọn đề tài “ “Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đơi với việc thực hiện bình đẳng giới thực chất ở nước ta hiện nay” cho bài viết của mình.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI THỰC CHẤT.
1. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biên pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biên pháp thúc đẩy bình đẳng dư thời gợc thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
Theo Khoản 1 Điều 19 của Luật bình đẳng giới năm 2006 quy định về biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:
“ a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cap trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;
d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong tường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
e) Quy định việc ưu tiên trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
g) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 của Laautj này.”