Mối quan hệ giữa đầu tư và phát triển kinh tế
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 401.50 KB
Lượt xem: 2083
Lượt tải: 3
Thông tin tài liệu
Mối quan hệ giữa đầu tư và phát triển kinh tế
I. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. - Tác động đến tổng cầu: Để tạo ra sản phẩm cho xã hội, trước hết cần đầu tư. Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế.
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm từ 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư I làm cho tổng cầu AD tăng (nếu các yếu tố khác không đổi).
AD = C + I + G + X – M
Trong đó :
C : Tiêu dùng, I: Đầu tư,
G: Tiêu dùng của chính phủ,
X: xuất khẩu,
M: Nhập khẩu
Xét theo đồ thị 1, đường cầu D dịch chuyển sang D’, kéo theo sản lượng cân bằng tăng theo, từ Q0 sang Q1 và giá cả các yếu tố đầu vào của đầu tư tăng từ P0 lên P1.
Điểm cân bằng dịch chuyển từ E0 đến E1. - Tác động đến tổng cung: Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính là cung trong nước và cung từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ... thể hiện qua phương trình sau: Q = F(K, L, T, R...) Như vậy, tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác, tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ...
Do đó, đầu tư lại gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế. Xét theo trình tự thời gian, sau giai đoạn thực hiện đầu tư là giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động làm cho tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng. Theo hình 1, đường cung S dịch chuyển sang S’, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng từ Q1 đên Q2 và do đó giá cả sản phẩm giảm từ P1 xuống P2. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng.
Tăng tiêu dùng, đến lượt nó, lại là nhân tố kéo, tiếp tục kích thích sản xuất phát triển, tăng quy mô đầu tư. Sản xuất phát triển là nguồn gốc tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
Xem thêm
I. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. - Tác động đến tổng cầu: Để tạo ra sản phẩm cho xã hội, trước hết cần đầu tư. Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế.
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm từ 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư I làm cho tổng cầu AD tăng (nếu các yếu tố khác không đổi).
AD = C + I + G + X – M
Trong đó :
C : Tiêu dùng, I: Đầu tư,
G: Tiêu dùng của chính phủ,
X: xuất khẩu,
M: Nhập khẩu
Xét theo đồ thị 1, đường cầu D dịch chuyển sang D’, kéo theo sản lượng cân bằng tăng theo, từ Q0 sang Q1 và giá cả các yếu tố đầu vào của đầu tư tăng từ P0 lên P1.
Điểm cân bằng dịch chuyển từ E0 đến E1. - Tác động đến tổng cung: Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính là cung trong nước và cung từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ... thể hiện qua phương trình sau: Q = F(K, L, T, R...) Như vậy, tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác, tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ...
Do đó, đầu tư lại gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế. Xét theo trình tự thời gian, sau giai đoạn thực hiện đầu tư là giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động làm cho tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng. Theo hình 1, đường cung S dịch chuyển sang S’, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng từ Q1 đên Q2 và do đó giá cả sản phẩm giảm từ P1 xuống P2. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng.
Tăng tiêu dùng, đến lượt nó, lại là nhân tố kéo, tiếp tục kích thích sản xuất phát triển, tăng quy mô đầu tư. Sản xuất phát triển là nguồn gốc tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
Gợi ý tài liệu cho bạn
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
Bài tập Xác suất thống kê đại học - có lời giải
244 0 0 -
187 0 0
-
[Mẫu đơn] Cam kết bổ sung chứng chỉ, bằng cấp ứng tuyển vào ngân hàng Vietcombank
618 3 0 -
332 1 0
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
Tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình MDMS - EVN CPC
269 0 0 -
Sổ tay hướng dẫn công tác vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng thuộc chương trình 135
247 0 0 -
Sổ Tay Hướng Dẫn BSCI 2.0_phiên bản đầy đủ
284 0 0 -
401 0 0
-
Cẩm nang Thiết lập và Quản lý Thư viện Dùng cho các Trường Dự án
384 0 0 -
Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc cho quả nhãn
319 0 0