[NCKH] Các nhân tố quyết định đến mức độ tiếp cận của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam (Bản tóm tắt)

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 948.39 KB      Lượt xem: 1144      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

[NCKH] Các nhân tố quyết định đến mức độ tiếp cận của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam (Bản tóm tắt)
CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN MỨC ĐỘ TIẾP CẬN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM
1.     Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tài chính vi mô (TCVM) từ lâu đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo;  trong đó, các tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) là hạt nhân, được thành lập với mục tiêu cung cấp các dịch vụ TCVM cho người nghèo, người có thu nhập thấp, doanh nghiệp từ siêu nhỏ đến nhỏ,… nhằm đem TCVM đến gần hơn với cuộc sống. TCVM không giống với các mô hình tài chính thông thường, trước hết là bởi chính đối tượng mà TCVM hướng tới: người nghèo. Việc người nghèo tiếp cận với các dịch vụ tài chính là một điều hết sức khó khăn, bởi họ chưa thực sự có nhu cầu cấp thiết, hoặc có nhu cầu cấp thiết nhưng chưa có nhận thức thật sự đúng đắn, hoặc đã có nhận thức về lĩnh vực tài chính nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu. TCVM sẽ giải quyết những khúc mắc của người nghèo, khi mà mục tiêu của nó là tiếp cận tới những tầng lớp nghèo nhất trong xã hội.Như vậy, có thể thấy rằng, mức độ tiếp cận của TCTCVM là một khía cạnh quan trọng tạo nên hiệu quả hoạt động của loại hình này.
Tại Việt Nam, qua ba thập kỷ tồn tại và phát triển, TCVM đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ được tiếp cận nguồn vốn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đời sống. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, hầu hết người dân Việt Nam đều tiếp cận tương đối dễ dàng với các dịch vụ TCVM. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận còn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của các TCTCVM, hơn nữa mức độ tiếp cận sâu sát cũng cần đi đôi với quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Vậy cần làm thế nào để nâng cao mức độ tiếp cận, hay nói cách khác, những nhân tố nào thực sự ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của TCTCVM?Trong bối cảnh này, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ của TCTCVM ở Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu.
1.                 Mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Đề tài có 4 mục đích cơ bản sau:
(1)                   Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản xoay quanh TCVM, mức độ tiếp cận của TCTCVM và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận.
(2)                   Đánh giá tổng quan về TCVM ở Việt Nam.
(3)                   Phân tích thực trạng mức độ tiếp cận của các TCTCVM tại Việt Nam dựa trên các nhân tố ảnh hưởng: tuổi, nguồn vốn tài trợ, hoạt động sử dụng vốn, chi phí tính trên mỗi khoản vay, tính chất pháp lý của tổ chức, lãi suất cho vay đồng thời tìm ra các nhân tố quyết định đến mức độ tiếp cận của các TCTCVM tại Việt Nam bao gồm tuổi, quy mô món vay trung bình, chi phí của mỗi đồng vay, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ trọng danh mục cho vay trên tổng tài sản, lương và các lợi ích trung bình khác và là TCTCVM được chuyển đổi trong khi lãi suât cho vay thực hiệu quả không có tác động đáng kể.
(4)                   Đề xuất một số khuyến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan để hướng tới mục tiêu tăng mức độ tiếp cận cho các TCTCVM tại Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của TCTCVM tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
·  Nghiên cứu tập trung vào hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2013.
·  Một số tổ chức được đề cập: Nghiên cứu sử dụng số liệu từ 28 TCTCVM.
Dữ liệu nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu chủ yếu là dữ liệu thứ cấp (tổng hợp từ MIX market) và tham khảo một số dữ liệu từ báo cáo của các TCTCVM Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014.
Phương pháp phân tích:
·  Phân tích tổng hợp: kết hợp phân tích định lượng và định tính để giải thích số liệu, liên hệ các nguyên nhân từ thực tế.
·  Mô hình kinh tế lượng:
·  Phương pháp chuyên gia.
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi