[NCKH] Khảo sát nhân tố tác động sự lựa chọn nguồn vốn vay chính thức của khách hàng chương trình tín dụng vi mô khu vực nông thôn (Bản tóm tắt)

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 933.34 KB      Lượt xem: 1152      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

[NCKH] Khảo sát nhân tố tác động sự lựa chọn nguồn vốn vay chính thức của khách hàng chương trình tín dụng vi mô khu vực nông thôn (Bản tóm tắt)
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết đề tài
Trải qua gần 30 năm kể từ khi chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam có có những bước tiến vượt bậc trong nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, đến nay, so với các nước trên thế giới, Việt Nam vẫn là một đất nước đang phát triển với mức thu nhập bình quân đầu người cả nước thấp, đặc biệt ở khu vực nông thôn - nơi tập trung phần lớn các hộ nghèo với thu nhập chính từ nông nghiệp. Để tiếp tục cải thiện và nâng cao đời sống người dân khu vực ở nông thôn, Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều chính sách cũng như biện pháp kinh tế, trong đó phải kể đến việc tăng cường nguồn vốn tại khu vực nông thôn thông qua chương trình tín dụng vi mô.
Các tổ chức tín dụng vi mô (ở Việt Nam chủ yếu là quỹ tín dụng nhân dân, bên cạnh đó còn có Ngân hàng, các tổ chức phi Chính phủ NGOs) cung cấp các dịch vụ tín dụng vi mô, tích kiệm và bảo hiểm cho phụ nữ, người nghèo. Mục đích chính của các khoản cho vay tín dụng vi mô là cải thiện sự nghèo đói và góp phần nâng cao bình đẳng giới ở các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, việc phát triển tín dụng vi mô ở khu vực nông thôn ở Việt Nam chưa thực sự mang lại lợi ích như Chính phủ, các tổ chức tài chính hay người dân kì vọng. Nguyên nhân xuất phát từ cả 2 phía: tổ chức cung cấp tín dụng vi mô và người đi vay. Rất nhiều chuyên gia có sự nhìn nhận và đánh giá cao sự tiềm năng của thị trường tín dụng vi mô đối với các tổ chức tín dụng nhưng trên thực tế các tổ chức tín dụng - do lo ngại các rủi ro trong việc hoàn trả vốn nên chưa có sự tích cực trong phát triển thị trường này. Bên cạnh đó, việc tồn tại song song thị trường tín dụng phi chính thức - một thị trường rất phát triển tại khu vực nông thôn, càng khẳng định tiềm năng mà thị trường chính thức chưa khai thác hết. Thực tế, tác giả đã có thời gian sinh sống và tiếp xúc với môi trường tín dụng khu vực nông thôn trong thời gian dài, do đó, tác giả có những quan sát và nhận định vấn đề trong hành vi lựa chọn nguồn vốn của người dân khu vực nông thôn. Vậy, vấn đề đặt ra là: dưới sự ưu đãi và khuyến khích phát triển của Chính phủ, tại sao người dân vẫn không hoặc chưa lựa chọn nguồn tín dụng chính thức? Đây cũng là mục đích chính mà nghiên cứu đặt ra khi thực hiện đề tài “Khảo sát nhân tố tác động sự lựa chọn nguồn vốn vay chính thức của khách hàng chương trình tín dụng vi mô khu vực nông thôn”.

1.2. Mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Việc lựa chọn các khoản vay ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của tài chính vi mô và hiệu quả sử dụng vốn vay của người đi vay. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức mang tính hệ thống và đầy đủ xem xét hành vi lựa chọn nguồn vốn của người dân khu vực nông thôn. Xuất phát từ vấn đề trên, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
- Tại sao các hộ gia đình không sẵn sàng lựa chọn nguồn tín dụng chính thức?
- Các yếu tố được tìm ra tác động tới quyết định của người đi vay là gì?
Mục tiêu lâu dài của nghiên cứu này là phát triển tiêu chuẩn lựa chọn nguồn vốn của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn, nêu lên được các tham số có ý nghĩa trong nghiên cứu sử dụng nguồn vốn, giúp cho việc phát triển nguồn vốn chính thức ở khu vực nông thôn đạt hiệu quả.
 Kết quả kỳ vọng của nghiên cứu: Các yếu tố tuổi, giới tính, trình độ học vấn chủ hộ, lãi suất, chi phí giao dịch, thủ tục vay vốn, khả năng tiếp cận nguồn tín dụng và xử lý thông tin, tâm lý của người vay, thái độ nhân viên tín dụng, và sự ổn định của môi trường kinh tế, chính sách của Chính phủ có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nguồn vốn vay của cư dân khu vực nông thôn
Với các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nguồn vốn vay của khách hàng, các tổ chức tín dụng vi mô có thể xác định được sự ảnh hưởng các yếu tố, đồng thời có sự điều chỉnh phù hợp nhằm tăng hiệu quả tín dụng vi mô. Đồng thời, các cơ quản quản lý nhà nước từ đó có thể thực hiện những chính sách phù hợp nhằm phát triển tín dụng vi mô nói riêng và phát triển kinh tế khu vực nông thôn nói chung

1.2.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tín dụng vi mô và hành vi lựa chọn nguồn vốn của người dân khu vực nông thôn.

1.2.3. Phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu, tác giả lựa chọn mẫu khảo sát là các hộ gia đình sống tại 5 xã (Bình Thanh, Minh Hưng, Quang Hưng, Nam Bình, Minh Tân) thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

1.3. Cấu trúc đề tài

Đề tài được chia thành 6 chương:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 3: Chương trình tín dụng vi mô ở nông thôn Việt Nam.
Chương 4: Giả thuyết, mô hình, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu.
Chương 5: Kết quả và thảo luận.
Chương 6: Đề xuất.
 
 
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi