[NCKH] Liên kết vùng thu hút vốn đầu tư nước ngoài miền Trung
Số trang: 99
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.58 MB
Lượt xem: 1253
Lượt tải: 0
Thông tin tài liệu
[NCKH] Liên kết vùng thu hút vốn đầu tư nước ngoài miền Trung
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Liên kết phát triển kinh tế là nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường nhằm phát triển hiệu quả, bền vững các thế mạnh về kinh tế được bố trí trên một không gian lãnh thổ nhất định, tạo nên các cực tăng trưởng. Về phương diện lý thuyết, liên kết phát triển nội vùng và liên kết vùng dựa trên cơ sở phân công lao động với các lợi thế so sánh khác nhau là tiền đề nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển vùng nói chung và đầu tư công nói riêng. Liên kết vùng vừa bổ sung những khiếm khuyết do điều kiện tự nhiên đặc thù, gia tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô, hình thành các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hiện đại, công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh, đảm bảo sự quản lý thống nhất toàn vùng, đồng bộ hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của mỗi địa phương trong vùng.
Liên kết vùng tạo ra những tiền đề cơ bản thúc đẩy việc thu hút đầu tư. Muốn đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào một vùng kinh tế nói chung, các địa phương trong vùng đó cần phải thực hiện quá trình liên kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư chung cho toàn vùng, thống nhất về chính sách, lãnh thổ, cơ sở hạ tầng nhằm đem lại cái nhìn lạc quan của nhà đầu tư nước ngoài vào vùng. Chính vì vậy, liên kết vùng làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư cũng như hệ số cạnh tranh của vùng, những yếu tố được coi là vấn đề then chốt trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ở Việt Nam, những năm gần đây bắt đầu hướng tới các nghiên cứu phát triển vùng và liên vùng, song chưa thật sự trở thành các luận cứ khoa học cho phân tích chính sách phát triển vùng. Liên kết vùng hiện đang bất cập, chưa chặt chẽ, gây lãng phí đầu tư công cũng như không phát huy được vai trò trong việc tăng cường vốn đầu tư nước ngoài trong nhiều năm qua.
Là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung dần trở thành một vùng phát triển năng động, với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, bảo đảm vai trò hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tuy nhiên một vấn đề quan trọng của lý thuyết và thực tiễn phát triển kinh tế vùng hiện nay là sự hợp tác và liên kết nội bộ vùng và liên vùng. Ở góc độ thực tiễn, cần luận giải nguyên nhân của những hạn chế trong hợp tác và liên kết vùng để có thể lựa chọn mô hình liên kết và hợp tác phát triển phù hợp, từ đó phát huy một cách tốt nhất các nguồn lực và lợi thế của vùng nhằm thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài bền vững.
Từ những lý do trên, nhóm em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” cho bài nghiên cứu khoa học.
Mục đích nghiên cứu
Từ việc phân tích thực trạng những tác động của liên kết vùng hiện nay của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tới việc thu hút FDI chưa hiệu quả nhằm đưa ra những giải pháp, chính sách phù hợp để thúc đẩy hơn sự liên kết mạnh mẽ của toàn vùng cũng như từng địa phương, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào toàn vùng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của bài nghiên cứu là thực trạng của việc liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để đưa ra các giải pháp phù hợp giúp tăng cường lượng vốn FDI thu hút vào vùng lãnh thổ này. Phạm vi nghiên cứu, bài nghiên cứu phân tích cụ thể thực trạng của việc liên kết vùng trong các lĩnh vực chủ chốt có tác động mạnh tới việc thu hút vốn FDI như: cơ sở hạ tầng giao thông, khu kinh tế, du lịch và nguồn nhân lực.
Xem thêm
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Liên kết phát triển kinh tế là nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường nhằm phát triển hiệu quả, bền vững các thế mạnh về kinh tế được bố trí trên một không gian lãnh thổ nhất định, tạo nên các cực tăng trưởng. Về phương diện lý thuyết, liên kết phát triển nội vùng và liên kết vùng dựa trên cơ sở phân công lao động với các lợi thế so sánh khác nhau là tiền đề nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển vùng nói chung và đầu tư công nói riêng. Liên kết vùng vừa bổ sung những khiếm khuyết do điều kiện tự nhiên đặc thù, gia tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô, hình thành các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hiện đại, công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh, đảm bảo sự quản lý thống nhất toàn vùng, đồng bộ hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của mỗi địa phương trong vùng.
Liên kết vùng tạo ra những tiền đề cơ bản thúc đẩy việc thu hút đầu tư. Muốn đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào một vùng kinh tế nói chung, các địa phương trong vùng đó cần phải thực hiện quá trình liên kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư chung cho toàn vùng, thống nhất về chính sách, lãnh thổ, cơ sở hạ tầng nhằm đem lại cái nhìn lạc quan của nhà đầu tư nước ngoài vào vùng. Chính vì vậy, liên kết vùng làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư cũng như hệ số cạnh tranh của vùng, những yếu tố được coi là vấn đề then chốt trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ở Việt Nam, những năm gần đây bắt đầu hướng tới các nghiên cứu phát triển vùng và liên vùng, song chưa thật sự trở thành các luận cứ khoa học cho phân tích chính sách phát triển vùng. Liên kết vùng hiện đang bất cập, chưa chặt chẽ, gây lãng phí đầu tư công cũng như không phát huy được vai trò trong việc tăng cường vốn đầu tư nước ngoài trong nhiều năm qua.
Là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung dần trở thành một vùng phát triển năng động, với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, bảo đảm vai trò hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tuy nhiên một vấn đề quan trọng của lý thuyết và thực tiễn phát triển kinh tế vùng hiện nay là sự hợp tác và liên kết nội bộ vùng và liên vùng. Ở góc độ thực tiễn, cần luận giải nguyên nhân của những hạn chế trong hợp tác và liên kết vùng để có thể lựa chọn mô hình liên kết và hợp tác phát triển phù hợp, từ đó phát huy một cách tốt nhất các nguồn lực và lợi thế của vùng nhằm thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài bền vững.
Từ những lý do trên, nhóm em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” cho bài nghiên cứu khoa học.
Mục đích nghiên cứu
Từ việc phân tích thực trạng những tác động của liên kết vùng hiện nay của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tới việc thu hút FDI chưa hiệu quả nhằm đưa ra những giải pháp, chính sách phù hợp để thúc đẩy hơn sự liên kết mạnh mẽ của toàn vùng cũng như từng địa phương, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào toàn vùng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của bài nghiên cứu là thực trạng của việc liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để đưa ra các giải pháp phù hợp giúp tăng cường lượng vốn FDI thu hút vào vùng lãnh thổ này. Phạm vi nghiên cứu, bài nghiên cứu phân tích cụ thể thực trạng của việc liên kết vùng trong các lĩnh vực chủ chốt có tác động mạnh tới việc thu hút vốn FDI như: cơ sở hạ tầng giao thông, khu kinh tế, du lịch và nguồn nhân lực.
Gợi ý tài liệu cho bạn
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
31 0 0
-
90 0 0
-
207 0 0
-
Dự án - Thí điểm thiết lập bộ chỉ số đánh giá rủi ro thiên tai cho 1 lưu vực sông
541 0 0 -
Luận văn thạc sĩ_ Nghiên cứu tính năng động cơ DA465QE sử dụng BIOGAS-LPG
484 0 0 -
551 0 0