NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LUẬT KINH TẾ Ở VIỆT NAM
***
Luật kinh tế theo quan niệm truyền thống
Luật kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các tổ chức kinh tế XHCN hoặc giữa các tổ chức xã hội chủ nghĩa với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của nhà nước giao.
Đối tượng điều chỉnh:
- Các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa.
- Các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các tổ chức kinh tế XHCN với nhau.
=> Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế là những quan hệ kinh tế vừa mang yếu tố tài sản vừa mang yếu tố tổ chức kế hoạch.
Những yếu tố này thể hiện trong các nhóm quan hệ ở mức độ khác nhau
Cụ thể:
- Trong nhóm quan hệ quản lý kinh tế:
Yếu tố tổ chức kế hoạch là tính trội còn yếu tố tài sản không đậm nét vì trong quan hệ lãnh đạo yếu tố tài sản chỉ thể hiện ở những chỉ tiêu pháp lệnh mà nhà nước cân đối vật tư tiền vốn cho các tổ chức kinh tế XHCN để các tổ chức kinh tế này thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của nhà nước giao.
- Trong nhóm quan hệ ngang:
Yếu tố tài sản lại thể hiện rõ nét còn yếu tố tổ chức kế hoạch mờ nhạt hơn
Yếu tố tổ chức kế hoạch trong quan hệ ngang chỉ thể hiện ở chỗ:
-
- Nhà nước bắt buộc các đơn vị kinh tế có liên quan phải ký kết hợp đồng kinh tế.
- Khi ký kết hợp đồng kinh tế phải dựa vào chỉ tiêu pháp lệnh. Trường hợp kế hoạch nhà nước thay đổi hoặc huỷ bỏ thì hợp đồng đã ký cũng phải thay đổi hoặc sửa đổi theo (như vậy quan hệ hợp đồng theo cơ chế cũ không được hiểu theo đúng nghĩa truyền thống: Tự do khế ước, tự do ý chí).
=> phương pháp điều chỉnh
Để phù hợp với đặc điểm của đối tượng điều chỉnh, luật kinh tế áp dụng phương pháp điều chỉnh riêng. Theo quan niệm truyền thống phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế là phương pháp kết hợp hài hoà giữa phương pháp thoả thuận bình đẳng với phương pháp mệnh lệnh hành chính . Nghĩa là khi điều chỉnh 1 quan hệ kinh tế cụ thể, luật kinh tế phải sử dụng đồng thời cả 2 phương pháp thoả thuận và mệnh lệnh