[Ôn thi Công chức Thuế] Chương 2 - Hệ thống Thuế

Số trang: 32      Loại file: doc      Dung lượng: 315.00 KB      Lượt xem: 4749      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

[Ôn thi Công chức Thuế] Chương 2 - Hệ thống Thuế
Chương 2
HỆ THỐNG THUẾ

I. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG THUẾ

1.1. Các nhận thức khác nhau về hệ thống thuế

Hệ thống thuế là một khái niệm đang có nhiều quan niệm khác nhau. Với những giác độ tiếp cận khác nhau, người ta hình dung hệ thống thuế cũng rất khác nhau. Quan niệm hệ thống thuế cũng được thay đổi và phát triển theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Có thể nêu ra một số quan niệm khác nhau về hệ thống thuế qua một số giai đoạn phát triển kinh tế xã hội như sau.
 Trong nền kinh tế, thu nhập được tạo ra và luân chuyển theo một dòng khép kín: người lao động nhận được tiền công, dùng tiền công này để mua hàng hoá, dịch vụ của các công ty, đến lượt các công ty lại dùng số tiền thu được để trả lãi cho vốn vay để đầu tư, tiền thuê đất, tiền nhân công... và sau đó các đối tượng có thu nhập này lại dùng thu nhập để chi tiêu dưới nhiều dạng để mua hàng hoá, dịch vụ. Chính sự biến đổi đa dạng này đã tạo ra những cơ sở đánh thuế khác nhau, do đó tạo khả năng cho chính phủ đánh thuế trên các cơ sở thuế khác nhau, trên sự luân chuyển của dòng thu nhập khép kín. Hay nói cách khác là xuất hiện các loại thuế khác nhau.
Từ nhận thức trên, có quan điểm cho rằng, hệ thống thuế là tổng hợp các loại  thuế khác nhau với cơ chế hoạt động, đối tượng điều chỉnh, phương pháp đánh thuế, mức độ điều tiết và phương pháp thu nộp khác nhau. Các loại thuế có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau nhằm thực hiện mục tiêu điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.
Hệ thống thuế theo quan điểm này chính là tập hợp các loại thuế mà nhà nước ban hành. Nói khác có thể hiểu đây là hệ thống chính sách thuế.
  Số lượng các loại thuế trong hệ thống thuế nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau:
Một là, sự vận động của dòng thu nhập trong nền kinh tế đơn giản hay phức tạp.
Hai là, khả năng kiểm soát và điều chỉnh sự vận động của dòng thu nhập trong nền kinh tế của chính phủ.
Tuỳ thuộc khả năng và mục đích của Chính phủ trong việc điều chỉnh sự vận động của dòng thu nhập ở những giai đoạn khác nhau mà hình thành các hệ thống thuế khác nhau.  
Theo quan điểm khác của trường phái thực hành gồm các nhà quản lý thuế ở các nước, hệ thống thuế là tập hợp của các thể chế về thuế và các biện pháp quản lý thuế. Quan điểm này cho rằng, các thể chế về thuế là cái làm nên linh hồn của hệ thống thuế, nó thể hiện ý chí của nhà nước về công tác thu thuế trong từng thời kỳ. Các biện pháp quản lý thuế là phương pháp thực hiện các thể chế đó trong thực tế. Hệ thống thuế theo quan điểm này chính là việc thực thi chính sách thuế trong nền kinh tế của bộ máy thu thuế. Theo quan điểm này việc thực thi chính sách thuế hoàn toàn do cơ quan thu chịu trách nhiệm, vì vậy không tránh khỏi tình trạng thực thi không hoàn toàn đúng với pháp luật, giải thích chính sách thuế thiên lệch và chủ quan trong công tác quản lý. 
Mở rộng quan điểm này, trong giai đoạn hiện nay, một số người cho rằng hệ thống thuế là một hệ thống gồm các thể chế về thuế, các biện pháp quản lý và bộ máy của cơ quan thu thuế. Việc mở rộng quan điểm này đã tạo cơ hội cho cơ quan thu củng cố bộ máy để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ thu.
Các quan điểm này, về mặt nào đó, thể hiện rõ tiến trình phát triển của công tác thu thuế qua các thời kỳ và qua từng giai đoạn. Tuy nhiên, các quan điểm vẫn nặng phần mô tả thực tế, chưa được khái quát thành một khái niệm 
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi