[Ôn thi công chức về QLNN] Chuyên đề 2- Chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, của Bộ, của UBDND Tỉnh, huyện

Số trang: 24      Loại file: doc      Dung lượng: 239.00 KB      Lượt xem: 1626      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

[Ôn thi công chức về QLNN] Chuyên đề 2- Chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, của Bộ, của UBDND Tỉnh, huyện
CHUYÊN ĐỀ 2
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CHÍNH PHỦ,
CỦA BỘ, NGÀNH, CỦA UBND TỈNH, HUYỆN
›
I. Chính phủ
1. Vị trí của chính phủ trong bộ máy hành chính nhà nước.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam (điều 1 Luật tổ chức Chính phủ năm 2002 và điều 109 HP 1992 sửa đổi).
- Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ có chức năng thống nhất việc quản lý các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
- Là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, Chính phủ lãnh đạo trực tiếp các bộ và chính quyền địa phương.
Chính phủ lãnh đạo hoạt động của các bộ và chính quyền địa phương trên hai phương diện:
Thứ nhất: Chính phủ với tư cách là cơ quan chấp hành cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất thực hiện quyền lập quy bằng việc ban hành các văn bản pháp quy dưới luật để thực hiện các đạo luật của quốc hội có tính chất bắt buộc trên phạm vi cả nước mà các bộ và các địa phương có nghĩa vụ phải thực hiện.
Thứ hai: Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt nam, là cấp cao nhất của toàn bộ hệ thống hành chính Nhà nước
 
2.Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được quy định tại điều 112 HP 1992 Sửa đổi và chương II từ điều 18 đến điều 19 của luật tổ chức Chính phủ năm 2002 trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh đối ngoại.
Những quyền rất cơ bản của Chính phủ là:
- Quyền kiến nghị lập pháp: Thực hiện dự thảo các văn bản luật trình Quốc hội, các pháp lệnh trình UBTV Quốc hội, các dự án khoa học Nhà nước, ngân sánh Nhà nước, các chính sách lớn về đối nội, đối ngoại trình Quốc hội.
- Quyền lập quy tức là ban hành các văn bản có tính chất quy phạm nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước thống nhất.
- Quyền quản lý và điều hành toàn bộ công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội  … theo đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hệ thống quy phạm của Chính phủ.
- Quyền xây dựng và lãnh đạo toàn bộ hệ thống các tổ chức các cơ quan quản lý Nhà nước, thành lập các cơ quan trực thuộc và các cơ quan giúp việc cho thủ tướng Chính phủ.
- Quyền tổ chức các đơn vị, sản xuất kinh doanh và lãnh đạo theo kế hoạch, đúng pháp luật.
 - Quyền hướng dẫn kiểm tra HĐND các cấp.
3. Hoạt động của chính phủ
*Hoạt động của Chính phủ được tiến hành theo 3 hình thức:
+ Các phiên họp của Chính phủ(hoạt động tập thể của chính phủ).
+ Sự chỉ đạo điều hành của thủ tướng và các phó thủ tướng theo sự phân công của thủ tướng.
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi