Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong 10 năm qua

Số trang: 17      Loại file: docx      Dung lượng: 75.34 KB      Lượt xem: 2227      Lượt tải: 4

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
LỚP D03
 
TIỂU LUẬN MÔN GIỚI THIỆU NGÀNH NGÂN HÀNG
TÌNH HÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG 10 NĂM QUA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
 
 
 
 
ĐỀ 1
NHÓM 1
 
Đỗ Quốc Phương Thịnh      030134180523
Nguyễn Thị Thu Trang        030134180577
Quang Thị Huyền Trang      030134180580
Phạm Thanh Vinh               030134180645
Nguyễn Thị Thanh Vy         030134180654
Lê Thị Như Ý                       030134180663
Lê Thị Hải Yến                     030134180667
Trần Thị Hoàng Yến             030134180669
 
 
 
 
GVHD: Trần Chí Chinh
 
 
 
 
  1. MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản đẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất. Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính trị của các nước nói riêng và của thế giới nói chung. Đó là sự phất triển vượt bật của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, EU, AFTA,... và nhiều tam giác phát triển khác cũng là do toàn cầu hóa đem lại. Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đây không phải là một mục tiêu, nhiệm vụ nhất thời mà là vấn đề chung mang tính sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này. Và đặc biệt hơn là trong những năm gần đây được xem là thời điểm vàng của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Vì thế mục đích của bài tiểu luận này là để phân tích tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong mười năm qua, đồng thời đưa ra dự báo trong tương lai và ảnh hưởng của tình hình hội nhập này đến ngành Tài chính- Ngân hàng.
  1. NỘI DUNG
    1. Khái quát chung tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ trước đến nay:
      1. Tư tưởng :
- Sau Cách mạng tháng 8 (1945), tư tưởng mở cửa về kinh tế, hội nhập với kinh tế thế giới đã được thể hiện trong lời kêu gọi Liên hợp quốc (tháng 12 năm 1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, việc thực hiện tư tưởng hội nhập kinh tế quốc tế đó đã bị gián đoạn.
- Chỉ sau khi giành được độc lập và thống nhất đất nước (1975), Việt Nam mới thực hiện một phần tư tưởng quan trọng đó bằng việc tham gia liên kết kinh tế XHCN trong khuôn khổ Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) do Liên Xô đứng đầu (1978).
- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam chỉ thực sự được đẩy mạnh kể từ khi Việt Nam tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 cùng với việc bắt đầu công cuộc Đổi mới đất nước:
    + Từ Đại hội Đảng VI (1986) đến đầu Đại hội Đảng VII (1991), lúc này Việt Nam chưa nói cụ thể về hội nhập kinh tế quốc tế mà mới đặt vấn đề là “mở cửa nền kinh tế”,“đa phương hóa, đa dạng hóa, mở rộng quan hệ đối ngoại”. Tư tưởng này đã đặt nền móng cho việc phát triển hội nhập ở các giai đoạn tiếp theo.
    + Từ Đại hội VIII đến Đại hội Đảng X, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế đã được Đảng CSVN chỉ rõ: "đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế", “xây dựng một nền kinh tế mới hội nhập với khu vực và thế giới”, “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển".

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi