Sự ra đời của cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 - cơ hội và thách thức đối với các doanh nghệp Việt Nam
***
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một trong 3 trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN (Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội), được kỳ vọng hình thành vào năm 2015, mở ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực..., tận dụng được cơ hội do quá trình hội nhập quốc tế mang lại nhưng cũng có những thách thức không nhỏ mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi tham gia AEC. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ hình thành vào cuối năm 2015, dự kiến sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng GDP thêm 14,5% và tăng trưởng việc làm thêm 10,5%.
Tuy nhiên, đi kèm với những cơ hội thì AEC cũng đặt ra không ít thách thức, đòi hỏi Việt Nam phải có chiến lược điều chỉnh kịp thời và hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về những cơ hội và thách thức đó em xin lựa chọn “Sự ra đời của cộng đồng kinh tế ASEAN 2015- cơ hội và thách thức đối với các doanh nghệp Việt Nam” làm đề tài cho bài tập học kì của mình.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý thuyết
1.Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh, thực hiện chức năng sản xuất, mua bán hàng hóa hoặc làm dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội và thông qua hoạt động hữu ích đố để kiếm lời.
Cũng theo Luật doanh nghiệp 2005 giải thích, Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Kết hợp điều 4 luật Doanh nghiệp năm 2005: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn địn, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
2. Vai trò của doanh nghiệp nước ta hiện nay
Trong sự nghiệp đổi mới để đẩy mạnh CNH-HĐH thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các doanh nghiệp (DN) có vị trí , vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân . Nó góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành và của cả nền kinh tế; tạo thêm hàng hoá dịch vụ; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động ; tăng thu nhập và nâng cao đời sống; tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước và đặc biệt được coi là “chiếc đệm giảm sóc” của thị trường .
Các DN có những đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội như tạo nhiều việc làm cho người lao động,có thể sử dụng lao động tại nhà, lao động thường xuyên và lao động thời vụ;hạn chế tệ nạn ,tiêu cực (Do không có việc làm); tăng thu nhập ,nâng cao chất lượng đời sống ;tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước; thu hút nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư; khai thác được tiềm năng sẵn có.
Xu hướng thanh lọc diễn ra mạnh mẽ từ năm 2013 đến nay đã sàng lọc lại những DN thực sự có chất lượng, không chỉ linh hoạt để tồn tại qua giai đoạn khó khăn nhất mà còn tìm kiếm thêm cơ hội kinh doanh mới để mở rộng quy mô hoạt động. Mặc dù vẫn chưa thực sự thoát khỏi bối cảnh khó khăn nhưng xét trên khía cạnh quy mô vốn, doanh nghiệp đã tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đó cho thấy môi trường kinh doanh đã được cải thiện, tạo niềm tin cho cộng đồng DN vào môi trường kinh doanh. Đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập khối kinh tế ASEAN đã mở ra cho các doanh nghiệp nước ta những cơ hội lớn lao để phát triển, nhưng bên cạnh đó cũng kéo theo nhiều vấn đề khó khăn cần giải quyết và vượt qua để đạt những lợi ích lớn nhất.