Tầm quan trọng của thực hiện Trách nhiệm xã hội của DN (CSR) đối với sự phát triển của DN
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 757.00 KB
Lượt xem: 5935
Lượt tải: 28
Thông tin tài liệu
Tầm quan trọng của thực hiện Trách nhiệm xã hội của DN (CSR) đối với sự phát triển của DN
I. Lịch sử phát triển và khái niệm về trách nhiệm xã hội.
1. Lịch sử phát triển trách nhiệm xã hội.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp thì mục đích lợi nhuận là vấn đề doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Nhưng để doanh nghiệp phát triển bền vững, có thương hiệu và uy tín trên thị trường trong nước cũng như quốc tế thì các doanh nghiệp cần chú trọng tới việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp. Một trong những biện pháp hữu hiệu giúp xây dựng và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp là việc thực hiện tốt CSR (Corporation Social Responsibility) của doanh nghiệp đó. Do vậy, song hành với quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc thực hiện CSR. Có thể nói rằng, đến thời điểm này chưa có một định nghĩa thống nhất nào về CSR và chúng ta chỉ có thể tiếp cận vấn đề CSR bằng cách nhìn vào 02 lợi ích của nó, đó là lợi ích cho doanh nghiệp và lợi ích cho xã hội. Thêm vào đó, chúng ta cũng có thể nhìn vào các khoảng lợi ích tiềm năng trong doanh nghiệp và xã hội do CSR mang lại để có được cái nhìn tổng quan và sát thực nhất đối với vấn đề CSR.
Người đầu tiên thực hiện CSR, có thể nói là ông Noris, CEO đầu tiên của công ty Control Data đã phác thảo những ý tưởng đầu tiên về CSR vào năm 1955. Theo Noris, các doanh nghiệp nên sử dụng tài năng và nguồn lực của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu của xã hội. Ý tưởng này thể hiện sự kết nối và trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng. Tuy nhiên ông đã không thành công trong việc triển khai những ý tưởng của mình. United Way là người đã phát triển ý tưởng của Noris thành chiến lược thành công giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh đồng thời phát triển cộng đồng lâu dài.
2. Khái niệm về trách nhiệm xã hội.
Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới chính thức xuất hiện cách đây hơn 50 năm, khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen) (1953) nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội. Tuy nhiên, từ đó đến nay, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một số người xác định “trách nhiệm xã hội hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến” (Prakash, Sethi, 1975: 58 – 64). Một số người khác hiểu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định” (Archie. B Carroll, 1979), ...
Trong những năm gần đây, người ta thường sử dụng định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Theo đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được định nghĩa là: “sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đinh họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ, sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển". (NiGel Twose – Chuyên gia Ngân hàng thế giới). Thực hiện CSR là việc hòan trả lợi tức lại cho xã hội của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát triển bền vững là doanh nghiệp thực hiện tốt CSR, coi CSR là một chiến lược kinh doanh của mình.
Còn theo theo Ủy ban thương mại thế giới về phát triển bền vững thì “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” là sự cam kết liên tục của doanh nghiệp thông qua hoạt động kinh doanh bằng cách cư xử có đạo đức và đóng góp và sự phát triển kinh tế trong khi cải thiện chất lương cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ cũng như cộng đồng địa phương và toàn xã hội nói chung. Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một tổ chức thu lợi nhuận mà còn cần phải trở thành một phần của cộng đồng. Họ không chỉ thúc đẩy lợi ích của các cổ đông mà còn hướng tới lợi ích của tất các những bên hữu quan
Như vậy, CSR là tổng thể các hoạt động mang tính cộng đồng như: sản xuất sản phẩm vệ sinh, an toàn, chất lượng tốt, thân thiện với môi trường, quan tâm đến đời sống
Ngày nay, “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” ngày càng trở nên cần thiết hơn cả trong hoạt động của các doanh nghiệp. Những lợi ích có được từ các nguồn lực của cộng đồng đòi hỏi họ phải có những trách nhiệm nhất định đối với xã hội của mình như tư cách của một công dân.
Xem thêm
I. Lịch sử phát triển và khái niệm về trách nhiệm xã hội.
1. Lịch sử phát triển trách nhiệm xã hội.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp thì mục đích lợi nhuận là vấn đề doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Nhưng để doanh nghiệp phát triển bền vững, có thương hiệu và uy tín trên thị trường trong nước cũng như quốc tế thì các doanh nghiệp cần chú trọng tới việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp. Một trong những biện pháp hữu hiệu giúp xây dựng và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp là việc thực hiện tốt CSR (Corporation Social Responsibility) của doanh nghiệp đó. Do vậy, song hành với quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc thực hiện CSR. Có thể nói rằng, đến thời điểm này chưa có một định nghĩa thống nhất nào về CSR và chúng ta chỉ có thể tiếp cận vấn đề CSR bằng cách nhìn vào 02 lợi ích của nó, đó là lợi ích cho doanh nghiệp và lợi ích cho xã hội. Thêm vào đó, chúng ta cũng có thể nhìn vào các khoảng lợi ích tiềm năng trong doanh nghiệp và xã hội do CSR mang lại để có được cái nhìn tổng quan và sát thực nhất đối với vấn đề CSR.
Người đầu tiên thực hiện CSR, có thể nói là ông Noris, CEO đầu tiên của công ty Control Data đã phác thảo những ý tưởng đầu tiên về CSR vào năm 1955. Theo Noris, các doanh nghiệp nên sử dụng tài năng và nguồn lực của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu của xã hội. Ý tưởng này thể hiện sự kết nối và trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng. Tuy nhiên ông đã không thành công trong việc triển khai những ý tưởng của mình. United Way là người đã phát triển ý tưởng của Noris thành chiến lược thành công giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh đồng thời phát triển cộng đồng lâu dài.
2. Khái niệm về trách nhiệm xã hội.
Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới chính thức xuất hiện cách đây hơn 50 năm, khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen) (1953) nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội. Tuy nhiên, từ đó đến nay, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một số người xác định “trách nhiệm xã hội hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến” (Prakash, Sethi, 1975: 58 – 64). Một số người khác hiểu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định” (Archie. B Carroll, 1979), ...
Trong những năm gần đây, người ta thường sử dụng định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Theo đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được định nghĩa là: “sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đinh họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ, sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển". (NiGel Twose – Chuyên gia Ngân hàng thế giới). Thực hiện CSR là việc hòan trả lợi tức lại cho xã hội của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát triển bền vững là doanh nghiệp thực hiện tốt CSR, coi CSR là một chiến lược kinh doanh của mình.
Còn theo theo Ủy ban thương mại thế giới về phát triển bền vững thì “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” là sự cam kết liên tục của doanh nghiệp thông qua hoạt động kinh doanh bằng cách cư xử có đạo đức và đóng góp và sự phát triển kinh tế trong khi cải thiện chất lương cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ cũng như cộng đồng địa phương và toàn xã hội nói chung. Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một tổ chức thu lợi nhuận mà còn cần phải trở thành một phần của cộng đồng. Họ không chỉ thúc đẩy lợi ích của các cổ đông mà còn hướng tới lợi ích của tất các những bên hữu quan
Như vậy, CSR là tổng thể các hoạt động mang tính cộng đồng như: sản xuất sản phẩm vệ sinh, an toàn, chất lượng tốt, thân thiện với môi trường, quan tâm đến đời sống
Ngày nay, “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” ngày càng trở nên cần thiết hơn cả trong hoạt động của các doanh nghiệp. Những lợi ích có được từ các nguồn lực của cộng đồng đòi hỏi họ phải có những trách nhiệm nhất định đối với xã hội của mình như tư cách của một công dân.
Gợi ý tài liệu cho bạn
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
Tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình MDMS - EVN CPC
219 0 0 -
Sổ tay hướng dẫn công tác vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng thuộc chương trình 135
206 0 0 -
Sổ Tay Hướng Dẫn BSCI 2.0_phiên bản đầy đủ
233 0 0 -
326 0 0
-
Cẩm nang Thiết lập và Quản lý Thư viện Dùng cho các Trường Dự án
297 0 0 -
Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc cho quả nhãn
258 0 0