Thông tư 22-2015-TT-NHNN. Hoạt động cung ứng và sử dụng Séc (20-11-2015)

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 1494      Lượt tải: 1

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Thông tư 22-2015-TT-NHNN. Hoạt động cung ứng và sử dụng Séc (20-11-2015)

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 22/2015/TT-NHNN Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2015
 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG SÉC
 
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam s 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng s 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tin mặt;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc.
 
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về hoạt động cung ứng và sử dụng séc tại các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là ngân hàng), quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).
2. Các tổ chức, cá nhân sử dụng séc và liên quan đến việc sử dụng, thanh toán séc, bao gồm: người ký phát, người bị ký phát, người chuyển nhượng, người được chuyển nhượng, người bảo lãnh, người được bảo lãnh, người thụ hưởng, người đại diện hợp pháp của những người trên và những người khác có liên quan đến sử dụng séc.

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát trích một số tiền nhất định từ tài khoản thanh toán của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
2. Người ký phát là người lập và ký phát séc.
3. Người bị ký phát là ngân hàng mở tài khoản thanh toán cho người ký phát có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theo lệnh của người ký phát.
4. Người thụ hưởng là một trong những người sau đây:
a) Người được nhận số tiền ghi trên séc theo chỉ định của người ký phát;
b) Người nhận chuyển nhượng séc theo các hình thức chuyển nhượng quy định tại Thông tư này;
c) Người cầm giữ séc có ghi trả cho người cầm giữ.
5. Người có liên quan là người tham gia vào quan hệ thanh toán séc bằng cách ký tên trên séc với tư cách là người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo lãnh, người bảo chi.
6. Người thu hộ là ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước làm dịch vụ thu hộ séc được người thụ hưởng nhờ thu hộ.
7. Người bảo lãnh là người cam kết sẽ thanh toán toàn bộ hay một phần số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng khi đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ nghĩa vụ trả tiền ghi trên séc.
8. Người được bảo lãnh là người được người bảo lãnh cam kết trả thay nghĩa vụ trả tiền cho người thụ hưởng.
9. Bảo chi séc là việc người bị ký phát bảo đảm khả năng thanh toán cho tờ séc khi tờ séc được xuất trình trong thời hạn xuất trình đòi thanh toán,
10. Phát hành séc là việc người ký phát ký và chuyển giao séc lần đầu cho người thụ hưởng.
11. Chuyển nhượng séc là việc người thụ hưởng séc chuyển giao quyền sở hữu séc cho người nhận chuyển nhượng séc bằng hình thức ký trên mặt sau của séc và chuyển giao cho người nhận chuyển nhượng.
12. Trung tâm thanh toán bù trừ séc là Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức khác được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để tổ chức, chủ trì việc trao đổi, thanh toán bù trừ séc, quyết toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc thanh toán bù trừ séc cho các thành viên là ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước.
13. Tổ chức cung ứng séc là người bị ký phát.
14. MICR (Magnetic Ink Character Recognition): Là một hệ thống nhận dạng ký tự có sử dụng mực in đặc biệt và các ký tự.

Điều 4. Ký phát, thanh toán séc ghi số tiền bằng ngoại tệ
1. Ký phát séc được ghi trả bằng ngoại tệ:
Séc được ký phát với số tiền được ghi trả bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
2. Thanh toán séc được ghi trả bằng ngoại tệ:
a) Séc được ghi trả bằng ngoại tệ theo quy định của Khoản 1 Điều này được thanh toán số tiền ghi trên séc bằng ngoại tệ khi người thụ hưởng cuối cùng được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
b) Séc được ghi trả bằng ngoại tệ nhưng người thụ hưởng cuối cùng là người không được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối thì số tiền ghi trên séc được thanh toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán hoặc theo tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thực hiện việc thanh toán công bố tại thời điểm thanh toán.

Điều 5. Truy đòi do séc không được thanh toán
1. Trong trường hợp séc bị từ chối thanh toán một phần hay toàn bộ số tiền ghi trên séc theo quy định của Thông tư này, người thụ hưởng có quyền truy đòi số tiền mình được hưởng hợp pháp. Đối tượng, số tiền, cách thức và thủ tục truy đòi áp dụng theo quy định từ Điều 48 đến Điều 52 của Luật Các công cụ chuyển nhượng.
2. Người chuyển nhượng đã trả tiền cho người thụ hưởng được quyền truy đòi đối với người ký phát hoặc người chuyển nhượng trước mình.

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi