Thực tiễn ủy thác tư pháp quốc tế tại Việt Nam - Bài tập tư pháp quốc tế

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 508.24 KB      Lượt xem: 3955      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Thực tiễn ủy thác tư pháp quốc tế tại Việt Nam - Bài tập tư pháp quốc tế

***

Thực tiễn tư pháp Việt Nam trong thời gian qua cho thấy số lượng các ủy thác quốc tế ngày càng tăng, có cả loại ủy thác theo điều ước quốc tế (Hiệp định tương trợ tư pháp) và có loại ủy thác ngoài các điều ước quốc tế (giữa Việt Nam và các nước chưa có hiệp định tương trợ tư pháp). Theo quy định của các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước ngòai thì ủy thác tư pháp quốc tế là phương tiện để các nước ký kết thực hiện tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân – gia đình và hình sự. Các ủy thác tư pháp theo hiệp định phải được lập thành văn bản.

  1. Nguyên tắc và điều kiện thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế tại Việt Nam:

Các nguyên tắc tương trợ tư pháp theo pháp luật Việt Nam:

- Tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi.

- Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Cách thức thực hiện ủy thác tư pháp: Khi thực hiện ủy thác tư pháp, cơ quan được yêu cầu áp dụng pháp luật của nước mình. Theo đề nghị của cơ quan yêu cầu, cơ quan được yêu cầu có thể áp dụng các quy phạm pháp luật tố tụng của nước ký kết yêu cầu, nếu những quy phạm pháp luật đó không mâu thuẫn.

Nếu không tìm thấy người cần tìm theo địa chỉ đã nêu trong văn bản ủy thác thì cơ quan được yêu cầu áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để xác minh địa chỉ của người đó;

Theo đề nghị của cơ quan yêu cầu, cơ quan được yêu cầu thông báo ngay cho cơ quan yêu cầu về thời gian và địa điểm thực hiện ủy thác;

Để thực hiện ủy thác, cơ quan được yêu cầu lập các giấy tờ tương ứng nói rõ thời gian, địa điểm thực hiện và gửi các giấy tờ đó cho cơ quan yêu cầu.

Nếu cơ quan được yêu cầu không có thẩm quyền thực hiện ủy thác thì cơ quan này chuyển ủy thác đó cho cơ quan có thẩm quyền theo thể thức đã quy định đối với các ủy thác tư pháp quốc tế.

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi