Thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại VIỆT NAM

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 212.83 KB      Lượt xem: 342      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH CHẤT LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG. 1.Bảo lãnh ngân hàng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng 1.1 Khái niệm, chức năng của bảo lãnh ngân hàng  Khái niệm bảo lãnh ngân hàng. Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của TCTD ( bên bảo lãnh) với bên có quyền ( bên thụ hưởng bảo lãnh ) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng ( bên được bảo lãnh ). Khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên thụ hưởng bảo lãnh, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD số tiền đã được trả thay. Như vậy, xét theo các hình thức tín dụng của ngân hàng thì bảo lãnh là một hình thức tín dụng đặc biệt, “tín dụng chữ ký- signature credit”. Đây là một hình thức tín dụng mà ngân hàng không trực tiếp cho vay bằng tiền. Nhưng bằng uy tín (chữ ký) của mình, ngân hàng tạo điều kiện để khách hàng sử dụng vốn của người khác và đảm bảo thanh toán cho khách hàng. Tuy cũng là một hình thức tín dụng của ngân hàng nhưng trong quá trình hạch toán bảo lãnh không làm thay đổi bảng quyết toán tài sản mà được hạch toán ngoại bảng. Nghiệp vụ bảo lãnh có thể được thực hiện bởi những tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại, các quỹ, các tổ chức bảo hiểm….  Chức năng của bảo lãnh ngân hàng Thứ nhất, bảo lãnh ngân hàng là công cụ bảo đảm ( Security Instrument) Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh. Đó là việc ngân hàng cung cấp cho bên thụ hưởng một khoản bồi thường về tài chính cho những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh gây ra. Như vậy, ngân hàng phát hành bảo lãnh đã tạo ra một sự đảm bảo chắc chắn cho người thụ hưởng từ đó tạo cho họ lòng tin tưởng, sự yên tâm để thực hiện tốt hợp đồng. Bảo lãnh là một công cụ đảm bảo chứ không phải là công cụ thanh toán. Do vậy, bảo lãnh chỉ được dùng cho mục đích đảm bảo an toàn cho bên thụ hưởng khi có biến cố vi phạm hợp đồng chứ không phải lập ra là để nhằm thanh toán cho người thụ hưởng. Người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh phải cố gắng hết sức có thể để thực hiện tốt những điều đã được quy định trong hợp đồng. Vì vậy những khả năng xảy ra nghĩa vụ bồi thường của ngân hàng thường rất nhỏ. Theo thống kê của các nhà ngân hàng 1 Mỹ thì chỉ có 1% trên tổng số các bảo lãnh được phát hành ở nước này bị người thụ hưởng yêu cầu thanh toán. Qua đó, ta có thể thấy rằng bảo lãnh là một công cụ đảm bảo chứ không phải là một công cụ thanh toán. Thứ hai, bảo lãnh ngân hàng là công cụ tài trợ (Financing Instrument) Đối với người được bảo lãnh, bảo lãnh thực sự là một công cụ tài trợ về mặt tài chính. Trong nhiều trường hợp, khách hàng bắt buộc phải trả cho phía đối tác một khoản tiền ứng trước, khoản đặt cọc để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng giữa hai bên. Nhưng sau khi được ngân hàng phát hành bảo lãnh thì khách hàng ( người...
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi