Tiểu luận - Chính sách tài khóa và tăng trưởng bằng chứng từ các nước OECD
Số trang: 22
Loại file: pdf
Dung lượng: 484.46 KB
Lượt xem: 410
Lượt tải: 0
Thông tin tài liệu
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG: BẰNG
CHỨNG TỪ CÁC NƯỚC OECD
Tóm tắt
Liệu có những bằng chứng phù hợp với dự đoán của mô hình tăng trưởng nội sinh rằng
cơ cấu thuế và chi tiêu công ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng ổn định? Phần lớn nghiên
cứu trước đây cần phải được xem xét lại bởi vì nó bỏ qua những sai lệch liên quan đến
thông số chưa hoàn chỉnh trong việc ràng buộc ngân sách chính phủ. Nhóm tác giả cho
rằng sai lệch là đáng kể, và có thể thấy rõ trong mô hình Barro (1990, một mô hình đơn
giản của tăng trưởng nội sinh về chi tiêu của Chính phủ). Cụ thể, nhóm tác giả thấy rằng
thuế bóp méo làm giảm tăng trưởng, trong khi thuế không bóp méo thì không gây ra việc
này, và chi tiêu chính phủ cho sản xuất giúp cho việc tăng trưởng, trong khi chi tiêu cho
khu vực phi sản xuất thì không.
1. Lời giới thiệu
Liệu tỷ trọng của chi tiêu chính phủ trong tổng sản lượng đầu ra, hoặc cơ cấu giữa chi và
thu có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng trong dài hạn? Theo mô hình tăng trưởng tân cổ
điển của Solow (1956) và Swan (1956), câu trả lời chủ yếu là "không". Ngay cả khi chính
phủ có thể tác động đến tốc độ tăng trưởng dân số, ví dụ như giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ
sinh hoặc khuyến khích sinh đẻ, điều này cũng không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng
dài hạn của thu nhập bình quân trên đầu người. Trong các mô hình này, giới hạn thuế và
chi tiêu ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm hoặc ưu đãi đầu tư vào vốn vật chất hay vốn con
người cuối cùng ảnh hưởng đến tỷ lệ cân bằng chứ không phải là tốc độ tăng trưởng ổn
định.
Gợi ý tài liệu cho bạn
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
31 0 0
-
90 0 0
-
207 0 0
-
Dự án - Thí điểm thiết lập bộ chỉ số đánh giá rủi ro thiên tai cho 1 lưu vực sông
541 0 0 -
Luận văn thạc sĩ_ Nghiên cứu tính năng động cơ DA465QE sử dụng BIOGAS-LPG
484 0 0 -
551 0 0