Tiểu luận - Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của Trung Ương Đảng ngày 25/11/1945
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 156.70 KB
Lượt xem: 115
Lượt tải: 0
Thông tin tài liệu
PHẦN MỞ ĐẦU Cách mạng Tháng Tám thành công đã đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhà nước cách mạng non trẻ vừa mới ra đời đã đứng trước những thách thức tưởng chừng khó vượt qua: thù trong, giặc ngoài và những khó khăn về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,...do chế độ thực dân phong kiến để lại. Vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc. Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí mật trở thành Đảng cầm quyền, đứng trước tình thế phức tạp, buộc Đảng lại phải rút vào hoạt động bí mật (dưới hình thức tuyên bố Tự ý giải tán từ ngày 11-11- 19451), nhưng vẫn duy trì phương thức lãnh đạo khôn khéo, kín đáo. Vì vậy, các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải có hình thức ban hành nghị quyết phù hợp, linh hoạt, bảo đảm lãnh đạo kịp thời công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ. Ngày 25-11-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc. Chỉ thị phân tích những thay đổi căn bản về tình hình quốc tế và trong nước sau chiến tranh, nhận định lực lượng hoà bình, dân chủ thế giới đã mạnh hơn lực lượng chiến tranh. Bốn mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn còn và ngày càng sâu sắc, nhưng mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc gay go hơn hết ở Đông Nam Á. Về tình hình trong nước, Chỉ thị nhận định: chính quyền nhân dân đã được thành lập trên khắp đất nước nhưng đang ở trong tình thế vô cùng gay go, phức tạp, không những phải đối phó với thực dân Pháp xâm lược mà còn phải đối phó với quân Anh, quân Tưởng, với bọn phản cách mạng, với nạn đói và các khó khăn về kinh tế, tài chính. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn của thời kì nước ta mới ra đời. Để hiểu thêm về công cuộc xây dựng đất nước ta trong thời kì này, chúng em xin nghiên cứu đề tài: “Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25/11/1945”. KSTN Hóa dầu K54 1 PHẦN NỘI DUNG I/ Bối cảnh nước ta sau cách mạng tháng 8/1945. Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới được thành lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng. Đất nước bị các thế lực đế quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt. Cuối tháng 8 - 1945, theo thoả thuận của Đồng minh ở Hội nghị Pốtxđam (Posdam), gần 20 vạn quân của chính phủ Tưởng Giới Thạch ồ ạt kéo vào nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Theo chúng là lực lượng tay sai phản động trong hai tổ chức Việt quốc (Việt Nam quốc dân Đảng) và Việt cách (Việt Nam cách mạng đồng minh hội). Vào Việt Nam, quân Tưởng Giới Thạch còn ráo riết thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, đánh đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền phản động tay sai của chúng. Đằng sau quân Tưởng là đế quốc Mỹ đang nuôi dã tâm đặt Đông Dương dưới chế độ uỷ trị, một trá hình của chế độ thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Phía Nam vĩ tuyến 16, quân đội Anh với danh nghĩa quân Đồng minh...
Xem thêm
Gợi ý tài liệu cho bạn
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
31 0 0
-
90 0 0
-
207 0 0
-
Dự án - Thí điểm thiết lập bộ chỉ số đánh giá rủi ro thiên tai cho 1 lưu vực sông
541 0 0 -
Luận văn thạc sĩ_ Nghiên cứu tính năng động cơ DA465QE sử dụng BIOGAS-LPG
485 0 0 -
551 0 0