[Tiểu luận] Cơ hội và thách thức cho ngành du lịch Việt Nam khi gia nhập WTO

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 2295      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Cơ hội và thách thức cho ngành du lịch Việt Nam khi gia nhập WTO
PHẦN I
Tổ chức Thương mại Thế giới
I.Khái quát chung
1.Sự ra đời
Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt là WTO) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.
Ngày 13 tháng 5 năm 2005, ông Pascal Lamy được bầu làm Tổng giám đốc thay cho ông Supachai Panitchpakdi, người Thái Lan, kể từ 1 tháng 9 năm 2005. Tính đến ngày 7 tháng 11 năm 2006, WTO có 150 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004c).
Sự ra đời Trong thập niên 1990 WTO là mục tiêu chính của phong trào chống toàn cầu hóa.Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mai Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn hiến chương này.
ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn tồn tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó.  WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995.
Bản đồ các nước tham gia vào WTO:    Thành viên    Thành viên cũng được Cộng đồng châu Âu đại diện    Quan sát viên, đang gia nhập    Quan sát viên    Không thành viên, đang đàm phán    Không thành viên

Bản đồ các nước tham gia vào WTO:
   Thành viên
   Thành viên cũng được Cộng đồng châu Âu đại diện
   Quan sát viên, đang gia nhập
   Quan sát viên
   Không thành viên, đang đàm phán
   Không thành viên

  2 Chức năng

WTO có các chức năng sau:
Quản lý việc thực hiện các hiệp ước của WTO
· Diễn đàn đàm phán về thương mại
· Giải quyết các tranh chấp về thương mại
· Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia
· Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển
· Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác

3 Cơ cấu tổ chức

Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù.

Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng

Cấp thứ hai: Đại Hội đồng

Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại

Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan

4 Các nguyên tắc

· Không phân biệt đối xử:
1.  Đãi ngộ quốc gia: Không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài cũng như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn mức độ đãi ngộ dành cho các đối tượng tương tự trong nước.
2.  Đãi ngộ tối huệ quốc: Các ưu đãi thương mại của một thành viên dành cho một thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên trong WTO.
· Tự do mậu dịch hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán
· Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạch: Các quy định và quy chế thương mại phải được công bố công khai và thực hiện một cách ổn định.
· Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển: Giành những thuận lợi và ưu đãi hơn cho các thành viên là các quốc gia đang pháp triển trong khuôn khổ các chỉ định của WTO.
· Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các nước thành viên

5 Các hiệp định

Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế.  Các nước muốn trở thành thành viên của WTO phải ký kết và phê chuẩn hầu hết những hiệp định này, ngoại trừ các thỏa thuận tự nguyện. Sau đây sẽ là một số hiệp định của WTO:

· Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994)
· Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS)
· Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS)
· Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS)
· Hiệp định về Nông nghiệp (AoA)
· Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC)
· Hiệp định về Chống bán Phá giá
· Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp chống Trợ cấp
· Hiệp định về Tự vệ
· Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu
· Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS)
· Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT)
· Hiệp định về Định giá Hải quan
· Hiệp định về Kiểm định Hàng trước khi Vận chuyển
· Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO)
· Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp

6 Thành viên

Đến ngày 27 tháng 07 năm 2007, WTO có 151 thành viên .Thành viên mới 
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi