Tiểu luận - Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và chính sách thuế

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 4748      Lượt tải: 13

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN:

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH THUẾ

***

 

Lời mở đầu

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, chúng ta  đã chứng kiến sự gia tăng của dòng vốn đầu tư trực tiếp và không trực tiếp nước ngoài (FDI & FII), dòng vốn viện trợ(ODA). Gắn liền với dòng vốn FDI, FII, ODA là sự xuất hiện hoạt  động kinh doanh của các nhà thầu nước ngoài (NTNN). Nhằm đảm bảo việc thực hiện quản lý thuế  đối với hoạt  động kinh doanh tại Việt Nam của các nha đầu tư nước ngoài, Việt Nam  đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thuế trong lĩnh vực này. Số thuế thu từ các nhà đầu tư nước ngoài cũng  đã góp phần không nhỏ trong tổng số thu ngân sách Nhà nước tại các địa phương nói riêng cũng nhưtrong tổng thu ngân sách Nhà nước toàn quốc nói chung.

Chính sách thuế  đối với nhà thầu nước ngoài về cơ bản cũng dựa trên các quy  định chung của Pháp luật thuế như  đối với doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, do hoạt động của các nhà đầu tư  nước ngoài không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có nhiều  điểm  đặc thù, khác biệt với các doanh nghiệp hoạt  động theo nội luật, cần có nghiên cứu xây dựng chính sách thuế cho phù hợp với đối tượng này. Mặt khác, ngành thuế Việt Nam đang trong lộ trình cải cách hệ thống thuế từ năm 2011 - 2020. Chính sách thuế với nhà đầu tư nước ngoài được xây dựng từ năm 1991, tới nay cũng  đã bộc lộ một số hạn chế. Do vậy cũng cần nghiên cứu những hạn chế trong chính sách thuế với nhà đầu tư nước ngoài, tìm ra những giải pháp để hoàn thiện hơn chính sách thuế đối với đối tượng này, phù hợp với lộ trình cải cách chung của ngành thuế, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế

trong giai đoạn hiện nay. Do đó, chúng tôi chọn đề tài “Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và chính sách thuế”.

Đề tài gồm 3 phần:

Phần 1: Tổng quan về đầu tư nước ngoài và chính sách thuế

Phần 2: Chính sách thuế của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài

Phần 3: Hoàn thiện chính sách thuế của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài

 

Phần 1: Tổng quan về đầu tư nước ngoài

 

1. Khái niệm

Đầu tư được hiểu theo nghĩa chung nhất là hy sinh những lợi ích trước mắt nhằm kỳ vọng thu được lợi ích lớn hơn trong tương lai.

Dưới góc độ kinh tế, đầu tư là việc sử dụng một khối lượng giá trị các nguồn lực vào những hoạt động nhất định nào đó nhằm kỳ vọng thu được thu được lượng giá trị lớn trong tương lai. Lượng giá trị của các nguồn lực được sử dụng cho hoạt động đầu tư có thể là bằng tiền ( một số tiền), hoặc giá trị của các nguồn lực khác ( máy móc, vật tư, nguyên liệu, đất đai,...) được quy thành tiền. Phần giá trị lớn hơn thu được từ hoạt động đầu tư so với lượng giá trị bỏ ra ban đầu đó là số lợi nhuận từ đầu tư mang lại.

Đầu tư nước ngoài là việc các nhà đầu tư (pháp nhân hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào khác vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội. Nghĩa là có sự di chuyển vốn qua khỏi biên giới một quốc gia.

Trước đây, đầu tư nước ngoài được hiểu như đồng nhất với đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, ngày nay, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và quá trình toàn cầu hóa, việc xác định chính xác là không hề đơn giản.

Đầu tư quốc tế được hiểu một cách chung nhất là những hoạt động đầu tư được thực hiện ngoài không gian kinh tế quốc gia của nhà đầu tư. Đó là một quá trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện các dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia. Nghĩa là có sư di chuyển  vốn qua khỏi biên giới các quốc gia

Đứng trên góc độ của một quốc gia để xem xét hoạt động đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác thì ta có thuật ngữ “đầu tư nước ngoài”, nhưng nếu xét trên phương diện tổng thể nền kinh tế thế giới thì tất cả các hoạt động đó được gọi là “đầu tư quốc tế”

2.Phân loại

Có nhiều cách để phân loại đầu tư nước ngoài, nhưng chủ yếu được phân theo 3 hình thức: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và các loại đầu tư nước ngoài khác.

2.1.Đầu tư trực tiếp

2.1.1 Khái niệm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI). Đó là việc nhà đầu tư đưa tiền và các nguồn lực cần thiết tư một quốc gia sang một quốc gia khác 

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi