FDI vào các khu công nghiệp tại Việt Nam
***
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, quá trình này diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội, từ kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục…Trong đó, sự thay đổi rõ rệt nhất là trong đời sống kinh tế nước ta. Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi nước ta gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO thì nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến, cụ thể là trong hoạt động thu hút vốn FDI từ nước ngoài đã tăng trưởng một cách rõ rệt. Để có những kết quả đó là do những nỗ lực không ngừng của chính phủ Việt Nam trong xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa đổi hệ thống chính sách phù hợp với thực tế, tạo môi trường tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Việc thu hút vốn vào nước ta được thực hiện thông qua quá trình tiến hành đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất chế biến tại các KCN, KCX. Từ năm 1991 đến nay chúng ta đã tiến hành đầu tư phát triển các KCN, tạo điều kiện vật chất cơ sở hạ tầng tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào nước ta. Đến nay tính chung cả nước có tổng cộng 289 KCN trên cả nước, tập trung chủ yếu tại khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Sự thu hút FDI vào các KCN đã mang lại những kết quả đáng kể cho việc phát triển kinh tế nước ta, song bên cạnh đó còn có những vấn đề tồn tại…Làm sao để thu hút vốn FDI hiệu quả vào KCN luôn là câu hỏi được đặt ra cho không chỉ những nhà hoạch định chính sách mà còn là dấu chấm hỏi cho những nhà nghiên cứu kinh tế và những người học như chúng ta. Việc nghiên cứu “FDI vào các khu công nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng, những bất cập và giải pháp” được lựa chọn chính từ những yêu cầu, đòi hỏi đó... Bên cạnh đó, do hạn chế về thời gian, kiến thức chuyên môn và trình độ lý luận nên trong quá trình nghiên cứu, bài viết không tránh khỏi những sai sót nhất định. Chúng em rất mong nhận được sự hướng dẫn đóng góp của các thầy cô, bạn bè để hoàn thiện
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP