Tiểu luận kinh tế vĩ mô:
Đặc điểm các loại thị trường
***
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quy trình trao đổi hàng hóa diễn ra ngày càng lớn, với chủng loại hàng hóa ngày càng phong phú, phương thức trao đổi đa dạng. Tuy nhiên, hành vi cụ thể của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào việc nó hoạt động trên kiểu dạng thị trường nào. Một cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi số lượng người mua, người bán trên thị trường cũng như mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa họ. Vì vậy, để làm rõ hơn hành vi cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp, chúng ta cần gắn hành vi này với các cấu trúc thị trường mà trên đó doanh nghiệp tồn tại và hoạt động.
NỘI DUNG
1. Khái niệm thị trường và phân loại thị trường
* Khái niệm thị trường
Trong phạm vi kinh tế học, thị trường là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể mua, chủ thể bán, xác định giá cả, lượng cung, lượng cầu các hàng hóa và dịch vụ; quá đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng tài nguyên khan hiếm của xã hội.
*Phân loại thị trường
Khi xem xét trên góc độ cạnh tranh hay độc quyền, tức là xem xét hành vi của thị trường, các nhà kinh tế học phân loại thị trường như sau:
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
- Thị trường độc quyền thuần túy
- Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo ( bao gồm cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn)
Khi phân loại thị trường các nhà kinh tế học thường chú ý tới những tiêu thức cơ bản như:
- Số lượng người sản xuất
- Chủng loại sản phẩm
- Sức mạnh của hãng sản xuất
- Các trở ngại xâm nhập thị trườngòa
- Hình thức cạnh tranh phi giá cả
2. Đặc điểm các loại thị trường
2.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là dạng thị trường mà trên đó nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động, đồng thời mỗi doanh nghiệp không có khả năng chi phối hay ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
Một thị trường được coi là cạnh tranh hoàn hảo khi nó thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Có vô số người mua và người bán độc lập với nhau.
Số người bán,mua được gọi là nhiều, khi những giao dịch bình thường của một người mua hoặc một người bán không ảnh hưởng gì đến giá mà ở đó các giao dịch được thực hiện (không có hiện tượng kiểm soát giá).