Tiểu luận: Mối quan hệ giữa Chuẩn mực pháp luật và Chuẩn mực đạo đức. Liên hệ thực tế Việt Nam
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 691.64 KB
Lượt xem: 4299
Lượt tải: 10
Thông tin tài liệu
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức, liên hệ thực tế với Việt Nam hiện nay
***
LỜI MỞ ĐẦU
Điều chỉnh hành vi con người, xã hội có nhiều công cụ khác nhau, trong đó, pháp luật và đạo đức là những công cụ rất quan trọng. Bên cạnh những ưu thế vốn có, cả pháp luật và đạo đức đều có những hạn chế nhất định, song giữa chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, để quản lý xã hội một cách có hiệu quả, cần phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa pháp luật với đạo đức.
NỘI DUNG
I.KHÁI QUÁT VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC VÀ CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT
1. Chuẩn mực đạo đức
a. Khái niệm chuẩn mực đạo đức
Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.
b. Các đặc điểm của chuẩn mực đạo đức
Chuẩn mực đạo đức là loại chuẩn mực xã hội bất thành văn, nghĩa là các quy tắc, yêu cầu của nó không được ghi chép thành văn bản dưới dạng một “bộ luật đạo đức” nào cả, mà nó tồn tại dưới hình thức là những giá trị đạo đức, những bài học về luân thường đạo lý, phép đối nhân xử thế giữa con người với nhau trong xã hội. Chuẩn mực đạo đức thường được củng cố, giữ gìn và phát huy vai trò, hiệu lực của nó thông qua con đường giáo dục truyền miệng, thông qua quá trình xã hội hóa cá nhân; được củng cố, tiếp thu và lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ví dụ như việc ta đi đường nhìn thấy một bà cụ muốn sang đường nhưng trên đường rất đông xe qua lại, bà đứng mãi mà không qua được đường. Nhìn thấy như vậy chẳng lẽ ta lại ngoảnh mặt quay đi? Tất nhiên là sẽ không có bất kì điều luật nào quy định nhìn thấy cảnh tượng như vậy ta phải quay lại giúp bà cụ sang đường và cũng không có tòa án nào xử lí vụ việc nếu không giúp bà cụ qua đường ta sẽ nhận một mức án tù hay bị phạt tiền. Có chăng tòa án ở đây chỉ là tòa án lương tâm và hình phạt mà ta nhận lấy chính là sự cắn rứt lương tâm. Vì vậy, chuẩn mực đạo đức là một loại chuẩn mực bất thành văn nhưng nó lại tác động to lớn đến việc con người sẽ hành xử như thế nào trong một vài trường hợp cụ thể như trong hoàn cảnh nêu trên.
Chuẩn mực đạo đức mang tính giai cấp, mặc dù tính giai cấp của nó không thể hiện mạnh mẽ, rõ nét như tính giai cấp của chuẩn mực pháp luật. Tính giai cấp của chuẩn mực đạo đức thể hiện ở chỗ, nó được sinh ra cũng là nhằm để củng cố, bảo vệ hay phục vụ cho các nhu cầu, lợi ích vật chất, tinh thần của giai cấp này hay giai cấp khác trong một xã hội nhất định.
Chuẩn mực đạo đức được đảm bảo tôn trọng và thực hiện trong thực tế xã hội là nhờ vào hai nhóm các yếu tố: các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.
Các yếu tố chủ quan là các yếu tố tồn tại, thường trực trong ý thức, quan điểm của mỗi cá nhân, chi phối và điều khiển hành vi đạo đức của họ, bao gồm:
Một là, những thói quen, nếp sống trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người; chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình xã hội hóa cá nhân, trở thành cái thường trực trong mỗi người và điều khiển hành vi đạo đức của họ một cách tức thời, gần như mang tính tự động.
Chẳng hạn như việc không ai và cũng không có pháp luật nào quy định việc con người trong cuộc sống, trong công việc luôn phải làm việc đúng giờ, làm việc thật cẩn thận, tỉ mỉ, kĩ càng nhưng sự thật là trong cuộc sống vẫn luôn có những con người quy củ với những quy tắc đã trở thành thói quen, nếp sống sinh hoạt của bản thân. Bác Hồ là một tấm gương điển hình về làm việc quy củ và đúng giờ. Đây chính là tác động của chuẩn mực đạo đức lên hành vi của con người.
Hai là, sự tự nguyện, tự giác của mỗi con người trong việc thực hiện hành vi đạo đức phù hợp với các quy tắc của chuẩn mực đạo đức. Nếu như pháp luật được tuân thủ và thực hiện chủ yếu nhờ vào sức mạnh cưỡng bức của các chế tài thì chuẩn mực đạo đức chủ yếu dựa vào sự tự nguyện, tự giác của mỗi cá nhân.
Xem thêm
***
LỜI MỞ ĐẦU
Điều chỉnh hành vi con người, xã hội có nhiều công cụ khác nhau, trong đó, pháp luật và đạo đức là những công cụ rất quan trọng. Bên cạnh những ưu thế vốn có, cả pháp luật và đạo đức đều có những hạn chế nhất định, song giữa chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, để quản lý xã hội một cách có hiệu quả, cần phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa pháp luật với đạo đức.
NỘI DUNG
I.KHÁI QUÁT VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC VÀ CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT
1. Chuẩn mực đạo đức
a. Khái niệm chuẩn mực đạo đức
Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.
b. Các đặc điểm của chuẩn mực đạo đức
Chuẩn mực đạo đức là loại chuẩn mực xã hội bất thành văn, nghĩa là các quy tắc, yêu cầu của nó không được ghi chép thành văn bản dưới dạng một “bộ luật đạo đức” nào cả, mà nó tồn tại dưới hình thức là những giá trị đạo đức, những bài học về luân thường đạo lý, phép đối nhân xử thế giữa con người với nhau trong xã hội. Chuẩn mực đạo đức thường được củng cố, giữ gìn và phát huy vai trò, hiệu lực của nó thông qua con đường giáo dục truyền miệng, thông qua quá trình xã hội hóa cá nhân; được củng cố, tiếp thu và lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ví dụ như việc ta đi đường nhìn thấy một bà cụ muốn sang đường nhưng trên đường rất đông xe qua lại, bà đứng mãi mà không qua được đường. Nhìn thấy như vậy chẳng lẽ ta lại ngoảnh mặt quay đi? Tất nhiên là sẽ không có bất kì điều luật nào quy định nhìn thấy cảnh tượng như vậy ta phải quay lại giúp bà cụ sang đường và cũng không có tòa án nào xử lí vụ việc nếu không giúp bà cụ qua đường ta sẽ nhận một mức án tù hay bị phạt tiền. Có chăng tòa án ở đây chỉ là tòa án lương tâm và hình phạt mà ta nhận lấy chính là sự cắn rứt lương tâm. Vì vậy, chuẩn mực đạo đức là một loại chuẩn mực bất thành văn nhưng nó lại tác động to lớn đến việc con người sẽ hành xử như thế nào trong một vài trường hợp cụ thể như trong hoàn cảnh nêu trên.
Chuẩn mực đạo đức mang tính giai cấp, mặc dù tính giai cấp của nó không thể hiện mạnh mẽ, rõ nét như tính giai cấp của chuẩn mực pháp luật. Tính giai cấp của chuẩn mực đạo đức thể hiện ở chỗ, nó được sinh ra cũng là nhằm để củng cố, bảo vệ hay phục vụ cho các nhu cầu, lợi ích vật chất, tinh thần của giai cấp này hay giai cấp khác trong một xã hội nhất định.
Chuẩn mực đạo đức được đảm bảo tôn trọng và thực hiện trong thực tế xã hội là nhờ vào hai nhóm các yếu tố: các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.
Các yếu tố chủ quan là các yếu tố tồn tại, thường trực trong ý thức, quan điểm của mỗi cá nhân, chi phối và điều khiển hành vi đạo đức của họ, bao gồm:
Một là, những thói quen, nếp sống trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người; chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình xã hội hóa cá nhân, trở thành cái thường trực trong mỗi người và điều khiển hành vi đạo đức của họ một cách tức thời, gần như mang tính tự động.
Chẳng hạn như việc không ai và cũng không có pháp luật nào quy định việc con người trong cuộc sống, trong công việc luôn phải làm việc đúng giờ, làm việc thật cẩn thận, tỉ mỉ, kĩ càng nhưng sự thật là trong cuộc sống vẫn luôn có những con người quy củ với những quy tắc đã trở thành thói quen, nếp sống sinh hoạt của bản thân. Bác Hồ là một tấm gương điển hình về làm việc quy củ và đúng giờ. Đây chính là tác động của chuẩn mực đạo đức lên hành vi của con người.
Hai là, sự tự nguyện, tự giác của mỗi con người trong việc thực hiện hành vi đạo đức phù hợp với các quy tắc của chuẩn mực đạo đức. Nếu như pháp luật được tuân thủ và thực hiện chủ yếu nhờ vào sức mạnh cưỡng bức của các chế tài thì chuẩn mực đạo đức chủ yếu dựa vào sự tự nguyện, tự giác của mỗi cá nhân.
Gợi ý tài liệu cho bạn
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
Bài tập Xác suất thống kê đại học - có lời giải
244 0 0 -
187 0 0
-
[Mẫu đơn] Cam kết bổ sung chứng chỉ, bằng cấp ứng tuyển vào ngân hàng Vietcombank
618 3 0 -
332 1 0
Gợi ý tài liệu cho bạn
-
162 0 0
-
187 0 0
-
332 1 0
-
Dự án - Thí điểm thiết lập bộ chỉ số đánh giá rủi ro thiên tai cho 1 lưu vực sông
608 0 0 -
Luận văn thạc sĩ_ Nghiên cứu tính năng động cơ DA465QE sử dụng BIOGAS-LPG
601 0 0 -
694 0 0