Tiểu luận: Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 552.87 KB      Lượt xem: 2714      Lượt tải: 2

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Tiểu luận: Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại.
***
Lời mở đầu
Nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, hình thức này ngày càng phát triển, với hơn 75 mạng lưới nhượng quyền và hơn 120 doanh nghiệp hoạt động. Với tầm ảnh hưởng đó, pháp luật Việt Nam hiện nay đã có nhiều văn bản quy định về nhượng quyền thương mại, tuy nhiên, những văn bản đó đã phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn hay chưa vẫn còn cần được thảo luận. Đặc biệt, hợp đồng nhượng quyền thương mại vẫn còn là một vấn đề pháp lí cần nghiên cứu kĩ. Vì vậy, trong bài tập lớn học kì, em đã chọn đề tài số 06 “Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại”.
I. NỘI DUNG
1. Khái quát chung về hợp đồng nhượng quyền thương mại
1.1. Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại
Khái niệm nhượng quyền thương mại hay Franchise về bản chất là một phương thức kinh doanh trong đó có thỏa thuận của hai bên (Bên nhượng quyền – Bên nhận quyền) chuyển giao mô hình kinh doanh gắn liền với các đối tượng sở hữu trí tuệ trên cơ sở hợp đồng nhượng quyền thương mại.
“Hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền, bao gồm nhưng không giới hạn các thỏa thuận về sự chuyển giao các yếu tố của quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ từ bên nhượng quyền sang bên nhận quyền nhằm khai thác thu lợi nhuận; sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng; nghĩa vụ tài chính cũng như các nghĩa vụ đối ứng khác của bên nhận quyền đối với bên nhượng quyền”
1.2. Đặc điểm hợp đồng nhượng quyền thương mại
a. Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại phải là thương nhân.
Trong quan hệ nhượng quyền thương mại tồn tại hai chủ thể, đó là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Do nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại đặc thù nên hầu hết các nước đều quy định chủ thể của quan hệ nhượng quyền phải là thương nhân. Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể trong Luật thương mại 2005 từ Điều 286 đến Điều 289 quy định về quyền và nghĩa vụ, nhấn mạnh cụm từ “thương nhân nhượng quyền” và “thương nhân nhận quyền”. Như vậy, dưới góc độ pháp luật, bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả bên nhượng quyền thứ nhất và bên nhượng lại quyền. Bên nhận quyền là thương nhân nhận quyền thương mại để khai thác, kinh doanh, bao gồm cả bên nhận quyền thứ nhất (bên nhận quyền sơ cấp) và bên nhận quyền thứ hai (bên nhận quyền thứ cấp).
 
Bên nhượng quyền là bên đã xây dựng được một thương hiệu mạnh, đã được kiểm nghiệm trên thị trường. Ở Việt Nam, theo quy định của Luật thương mại 2005, bên nhượng quyền chỉ được phép cấp quyền thương mại khai đáp ứng các điều kiện: hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động ít nhất được 01 năm. Nếu thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại. Bên cạnh đó, thương nhân phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền; đồng thời hàng hóa, dịch vụ kinh doanh phải thuộc đối tượng được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại.
 
Bên nhận quyền là bên sử dụng nhượng quyền thương mại của bên nhượng quyền để kinh doanh và phải trả một khoản phí nhất định cho việc sử dụng  quyền thương mại này. Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định bên nhận quyền phải là thương nhân và có đăng ký kinh doanh phù hợp với đối tượng của quyền thương mại được chuyển nhượng theo hợp đồng nhượng quyền thương mại.
 
b. Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là “quyền thương mại”
 
“Quyền thương mại” được quy định theo hình thức liệt kê trong khoản 6 Điều 3 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP. Với bản chất là việc chuyển giao cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định  gắn với các yếu tố nhận biết thương nhân cho bên nhận quyền, quyền thuwong mại trong hợp đồng nhượng quyền phải được hiểu là một “gói quyền”, bao gồm các quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, logo và các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ khác.
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi