Tiểu luận - Quá trình sản xuất giá trị thặng dư trong xã hội tư bản
Trong xã hội tư bản, mối quan hệ giữa tư bản và người lao động là mối quan hệ cơ bản, sâu sắc nhất, xuyên qua tất cả quan hệ của xã hội đó. Giá trị thặng dư, phần giá trị do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra ngoài sức lao động và bị nhà tư bản chiếm không do bóc lột sức lao động. Giá trị thặng dư do lao động không công của người công nhân làm thuê sáng tạo ra là nguồn gốc làm giầu của các giai cấp các nhà tư bản, sản xuất ra giá trị thặng dư trước hết nhà tư bản tạo ra một giá trị sử dụng nào đó vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị và giá trị thặng dư .Toàn bộ hoạt động của nhà tư bản hướng đến, đó là tăng cường việc tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối.
Vậy quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.
Vì vậy C. Mác viết “Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là quá trình sản xuất hàng hoá.”