- Lý thuyết
-
Tăng trưởng kinh tế
- Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng được tính cho toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm), tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối ( quy mô tăng trưởng) hoặc sô tương đối ( tỷ lệ tăng trưởng). Trong phân tích kinh tế, để phản ánh mức độ mở rộng quy mô của nền kinh tế, khái nệm tốc độ tăng trưởng được hiểu là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời kỳ nghiên cứu so với mức sản lượng của thời kỳ trước đó hoặc kỳ gốc.
Tăng trưởng kinh tế được xem dưới góc độ số lượng và chất lượng. Mặt số lượng của sự gia tăng kinh tế biểu hiện ngoài sự tăng trưởng, nó còn biểu hiện qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng thu nhập. Đứng dưới góc độ toàn nền kinh tế thu nhaajo thường được biểu hiện dưới dạng giá trị: tổng giá tị thu nhập, thu nhập bình quân đầu người, các chỉ tiêu giá trị phản ánh tăng trưởng theo hệ thống tài khoản quốc gia.
- Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế:
+ tổng giá trị săn xuất (GO): tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm).
+ Tổng giá trị sản phẩm quốc nội ( GDP): là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định.
+ thu nhập quốc dân (GNI) : là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định
+ Thu nhập quốc dân (NI) : là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sang tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định
+ Thu nhập quốc dân sử dụng ( NDI): là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần trong một thời kỳ nhất định.
+ Thu nhập bình quân đầu người
Trong đó chỉ tiêu GDP thường là chỉ tiêu quan trọng nhất
Ý nghĩa tăng trưởng kinh tế: làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện, tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, bên cạnh đó tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội. Đối với các nước đang phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước phát triển.
-
Phát triển con người
- Khái niệm
Trong báo cáo đầu tiên được xuất bản năm 1990 với nhan đề “ mục tiêu duy nhất là đặt lại con người vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển”, UNDP đã đưa ra quan điểm về phát triển con người: “ phát triển con người là một quá trình nhằm mở rộng khả năng lựa chọn của dân chúng”. Theo cấp độ phát triển con người cần có 3 khả năng cơ bản : có cuộc sống trường thọ, mạnh khỏe; được hiểu biết; và có đưuọc các nguồn lực cần thiết cho một mức sống tốt. Sự lựa chọn của con người được đánh giá cao bao gốm sự tự do kinh tế - xã hội, chính trị để con người có được các cơ hội trở thành người lao động sáng tạo, có năng suất được tôn trọng cá nhân và được bảo đảm quyền con người.
Phát triển con người là việc mở rộng quyền tự do của con người đưuọc sống lâu, sống mạnh khỏe và sáng tạo, tiến tới đạt đưuọc những mục đích khác trong cuộc sống mà họ có lý do để coi trọng và tham gia tích cực vào việc hình thành nên một sự phát triển bình đẳng và bền vững. con người vừa là đối tượng hưởng lợi vừa là tác nhân thúc đẩy phát triển con người dù với tư các cá nhân hay tư cách một nhóm người