TIỂU LUẬN: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ
***
MỤC LỤC
PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
1. Các khái niệm
2. Nội dung của đánh giá thực hiện công việc
3. Tầm quan trọng của ĐGTHCV
PHẦN HAI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐGTHCV TẠI NHNo&PTNT – CHI NHÁNH LÁNG HẠ
I. Giới thiệu về Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn tại chi nhánh Láng Hạ
II. Thực trạng công tác quản lý thực hiện công việc tại chi nhánh
1. Đánh giá thực hiện công việc
1.1. Mục tiêu đánh giá thực hiện công việc
1.2. Phương pháp đánh giá.
1.2.1. Đối với nhân viên trong nước
1.2.2. Đối với nhân viên ở nước ngoài đến công tác
1.3. Người đánh giá.
1.4. Chu kỳ đánh giá.
1.5. Đào tạo người đánh giá.
1.6. Phỏng vấn đánh giá.
III. Áp dụng kết quả đánh giá vào các hoạt động quản trị nhân lực
1. Áp dụng trong việc xây dựng chế độ trả lương cho người lao động
1.1. Đối với lao động bản địa
1.2. Đối với nhân viên nước ngoài đến công tác
2. Áp dụng trong việc thi đua, khen thưởng cho người lao động
PHẦN BA: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLTHCV TẠI NHNo&PTNT – CHI NHÁNH LÁNG HẠ.
I- Các ưu nhược điểm, nhược điểm của hệ thống quản lý thực hiện công việc
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm
II- Đề xuất các phương pháp hoàn thiện công tác QLTHCV tại chi nhánh Láng Hạ
PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
1. Các khái niệm
Quản lý thực hiện công việc là một quá trình gồm các bước từ xác định nội dung, mục tiêu công việc đến theo dõi, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện giữa người quản lý và nhân viên nhằm đảm bảo các nhiệm vụ và mục tiêu công việc thực hiện thành công, đóng góp vào mục tiêu chung của Công ty.
Đánh giá thực hiện công việc là đánh giá một cách có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trên cơ sở so sánh kết quả làm việc thực tế với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về kết quả đánh giá với người lao động.
2. Nội dung của đánh giá thực hiện công việc:
Các yếu tố của một hệ thống đánh giá: Để tiến hành đánh giá quá trình làm việc của người lao động chúng ta cần xây dựng một hệ thống đánh giá bao gồm các yếu tố sau đây:
Tiêu chuẩn đánh giá: Là tiêu chí và các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá sự hoàn thành công việc về số lượng hoặc chất lượng. Để có thể đánh giá hiệu quả, các tiêu chuẩn cần được xây dựng một cách hợp lý và khách quan, tức là phải phản ánh các kết quả và hành vi cần có để thực hiện thắng lợi một công việc. Do đó, yêu cầu đối với các tiêu chuẩn thực hiện công việc là:
- Tiêu chuẩn phải cho thấy những gì người lao động cần làm trong công việc và cần phải làm tốt đến mức nào.
- Các tiêu chuẩn phải phản ánh được một cách hợp lý các mức độ yêu cầu về số lượng và chất lượng của thực hiện công việc, phù hợp với đặc điểm của từng công việc.