Tiểu luận: Tìm hiểu về thị trường xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam hiện nay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 540.32 KB      Lượt xem: 4210      Lượt tải: 2

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu về thị trường xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam hiện nay
***
Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc, cho đến nay cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo của cả nước. Cây lúa, hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống .Không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội mà còn có giá trị lịch sử, bởi lịch sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc Việt Nam, in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống, biểu tượng cho dân tộc, góp phần tạo nên tên tuổi Việt Nam trong nền kinh tế thế giới .Và chúng ta con dân Đất Việt luôn tự hào mà ngân vang câu ca : “Người sống về gạo, cá bạo về nước”.
 
Trên thế giới ngày nay, các hoạt động kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mỗi quốc gia phải chủ động tham gia khai thác lợi thế của mình trao đổi thương mại quốc tế. Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, việc đề ra các chiến lược kinh tế mới và các giải pháp cải thiện hoạt động sản xuất và kinh doanh là đặc biệt quan trọng. Đối với Việt Nam là một nước đi lên từ nền nông nghiệp với hơn 70% dân số hoạt động trong khu vực kinh tế nông nghiệp thì hoạt động xuất khẩu gạo được coi là hướng chiến lược và càng cần chú ý.
I. Cơ sở lý luận.
1. Khái niệm cầu
 
Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
 
Lượng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định .
 
2. Khái niệm cung
 
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán trong một thời gian nhất định.
 
Lượng cung là lượng hàng hóa hoặc dịnh vụ mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán ở một mức giá đã cho trong một thời gian nhất định.
 
3. Khái niệm thị trường.
 
Thị trường là tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ.
 
II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam hiện nay.
 
1. Thành tựu trong hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
 
Trong những năm gần đây xuất khẩu gạo của Việt Nam đã trở thành ngành chủ lực quan trọng.Và hoạt động xuất khẩu gạo cùng với xuất khẩu hàng nông sản trở thành 1 trong 6 mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam, đạt kim ngạch hàng tỉ USD và đem lại cho đất nước nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Cụ thể như sau:
 
Về thị trường xuất khẩu gạo của nước ta : không những được mở rộng mà quan hệ bạn hàng cũng từng bước được cải thiện. Trong năm 2014, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Xinh-ga-po...Trong đó, thị trường Châu Á chiếm gần 77%, tăng trưởng gần 24 %, thị trường Châu Mỹ chiếm trên 7,6%, tăng trưởng trên 4,6%, thị trường Châu Úc chiếm 0,88%, tăng trưởng trên 12%, thị trường Trung Đông chiếm trên 1,2 %, tăng trưởng gần 33% về lượng so với cùng kỳ năm 2014. Các thị trường xuất khẩu trọng điểm truyền thống của Việt Nam cơ bản được giữ vững và có tăng trưởng đáng kể. Theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thị trường Phi-líp-pin tăng trưởng trên 285%, thị trường In-đô-nê-xia tăng trưởng gần 128%, thị trường Trung Đông tăng trưởng gần 33% về lượng so với cùng kỳ năm 20
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi