Triết học Mác Lenin - Chủ đề 3 Vật chất và ý thức

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 292.94 KB      Lượt xem: 348      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ 3
VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
3.1- VẬT CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT 
Vật chất là một phạm trù nền tảng của chủ nghĩa duy vật triết học. Trong lịch sử tư
tưởng nhân loại, xung quanh vấn đề này luôn diên ra cuộc đấu tranh  không khoan
nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Bản thân quan niệm của chủ nghĩa
duy vật về phạm trù vật chất cũng trải qua lịch sử phát triển lâu dài, gắn liền với những
tiến bộ khoa học và thực tiễn.
3.1.1- Quan niệm chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trướcC. Mác về phạm
trù vật chất
Các nhà triết học duy tâm, cảchủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm
chủ quan, từ thời cổ đại đến hiện đại tuy buộc phải thừa nhận sự tồn tại của các sự sự vật
hiện tượng của thế giới nhứng lại phủ nhận đặc trưng “tự thân tồn tại” của chúng. Chủ
nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận sự tồn tại hiện thực của giới tự nhiên, nhưng lại cho
rằng nguồn gốc của nó là do “sự tha hóa” của “tinh thần thế giới”. Chủ nghĩa duy tâm chủ
quan cho rằng đặc trưng bản chất của mọi sự vật, hiện tượng là sự tồn tại khác của ý thức.
Do đó về mặt nhận thức, chủ nghĩa duy tâm cho rằng con người hoặc là không thể, hoặc là
chỉ nhận thức được cái bóng, cái bề ngoài của sự vật, hiện tượng. Thậm chí quá trình nhận
thức của con người theo họ chẳng qua chỉ là quá trình ý thức đi “tìm lại” chính bản thân
mình dưới hình thức khác mà thôi. Như vậy, về thực chất các nhà triết học duy tâm đã phủ
nhận đặc tính tồn tại khách quan của vật chất. Thế giới quan duy tâm rất gần với thế giới
quan tôn giáo và tất yếu dẫn họ đến với thần học.
Quan điểm nhất quán từ xưa đến nay của các nhà triết học duy vật là thừa nhận sự
tồn tại khách quan của thế giới vật chất, lấy bản thân tự nhiên để giải thích tự nhiên. Lập
trường đó là đúng đắn, song chưa đủ để các nhà duy vật trước C. Mác đi đến một quan
niệm hoàn chỉnh về phạm trù nền tảng này. Tuy vậy, cùng với những tiến bộ của lịch sử,
quan niệm của các nhà triết học duy vật về vật chất cũng từng bước phát triển theo hướng
ngày càng sâu sắc và trừu tượng hóa khoa học hơn.
Chủ nghĩa duy vật thời Cổ đại. Thời Cổ đại, đăc biệt là Hy Lạp – La Mã, Trung
Quốc, Ấn Độ đã xuất hiện chủ nghĩa duy vật với quan niệm chất phác về tự nhiên, về vật
chất. Nhìn chung, các nhà duy vật thời Cổ đại quy vật chất về một hay một vài dạng cụ
thể của nó và xem chúng là khởi nguyên của thế giới, tức quy luật vất chất về những vật
thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài, chẳng hạn, nước (Thales), lửa
(Heraclitus), không khí (Anaximenes); đất, nước, lửa, gió (Tứ Đại – Ấn Độ), kim, mộc,
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi