Ưu nhược điểm của chế độ trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ sở hữu DN - BT Luật Thương mại

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 491.69 KB      Lượt xem: 1321      Lượt tải: 1

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Ưu điểm, nhược điểm của chế độ trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp - Bài tập Luật Thương mại
***
1. Khái quát chung về chế độ trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp
Chế độ trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp là chế độ mà ở đó chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình. Theo pháp luật Việt Nam, có hai loại doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
1.1. Chế độ trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân
Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2005 đã định nghĩa về doanh nghiệp tư nhân như sau: “ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có toàn quyền quyết định đối với hoạt động của doanh nghiệp, có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Và trên hết là chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh.
Đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, do tính chất độc lập về tài sản của doanh nghiệp không có nên chủ doanh nghiệp tư nhân – người chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của doanh nghiệp sẽ phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn. Chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong trường hợp phần vốn đầu tư đã đăng kí không đủ để trang trải các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân. Một doanh nghiệp tư nhân không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và lâm vào tình trạng phá sản thì tất cả những tài sản thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân đều nằm trong diện tài sản phá sản của doanh nghiệp. Chính vì đặc trưng pháp lý cơ bản này mà bên cạnh những hạn chế do không có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân còn phải chịu một số hạn chế khác như không được phát hành bất kì một loại chứng khoán nào và chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân và cho đến khi nào doanh nghiệp tư nhân đã được lập thành đó vẫn còn tồn tại thì cá nhân chủ doanh nghiệp tư nhân không được thành lập thêm một doanh nghiệp tư nhân nào khác.
1.2. Chế độ trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của thành viên công ty hợp danh
Theo Điều 130 Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó “phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn”. Như vậy, nếu căn cứ vào tính chất thành viên và chế độ chịu trách nhiệm tài sản thì công ti hợp danh theo pháp luật Việt Nam có thể được chia thành hai loại: những công ti chỉ bao gồm những thành viên hợp danh và những công ti có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Tuy nhiên, dù thuộc loại công ti hợp danh nào thì thành viên hợp danh luôn phải là “cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ti.”
 
Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ti là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Chủ nợ có quyền yêu cầu bất kì thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của công ti đối với chủ nợ. Mặt khác, các thành viên hợp danh phải bằng toàn bộ tài sản của mình ( bao gồm cả tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân dự) chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ti.
 
2. Ưu điểm, nhược điểm của chế độ trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi