154 câu hỏi thi tuyển ngành Kỹ sư kinh tế xây dựng (Có Đáp án)

Số trang: 69      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.36 MB      Lượt xem: 5291      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

154 Câu hỏi ôn tập thi Kỹ sư kinh tế xây dựng

(Có Đáp án)

-------o0o-------

Câu hỏi 154: Chất lượng công trình là một yêu cầu rất quan trọng đối với một công trình xây dựng, vậy tại sao Luật Xây dựng không có chương nào quy định về vấn đề này?

Tuy trong Luật Xây dựng không có chương riêng quy định về chất lượng xây dựng nhưng quy định cụ thể trình tự, thủ tục, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong việc lập quy hoạch xây dựng, lập án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu, bàn giao, lựa chọn nhà thầu, quản lý dự án...
Các công việc này phải được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Nếu thực hiện đúng các quy định này thì công trình đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, để hướng dẫn về quản lý chất lượng công trình xây dựng lần đầu tiên Chính phủ đã ban hành Nghị định 209/2005/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, trong đó quy định trình tự, thủ tục giám sát, nghiệm thu, bàn giao, công việc, hạng mục công trình, công trình xây dựng và trách nhiệm của từng chủ thể trong từng giai đoạn của dự án đối với chất lượng công trình xây dựng.

Câu hỏi 153: Tôi là giám đốc bệnh viện được giao làm chủ đầu tư xây dựng công trình, tôi phải làm gì khi công trình xảy ra sự cố?

Theo quy định tại điều 35 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP:
- Chủ đầu tư phải lập báo cáo sự cố xẩy ra tại công trình xây dựng đang thi công xây dựng và gửi báo cáo sự cố công trình xây dựng cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp công trình xây dựng từ cấp I trở lên có sự cố hoặc sự cố ở các công trình xây dựng thuộc mọi cấp có thiệt hại về người thì chủ đầu tư còn phải báo cáo người quyết định đầu tư và Bộ Xây dựng.
- Tổ chức thu dọn hiện trường; khắc phục sự cố.
Giúp chủ đầu tư trong trường hợp này là Ban quản lý dự án xây dựng đủ năng lực hoặc nhà thầu quản lý dự án. Trong một số trường hợp Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn để xác định nguyên nhân sự cố công trình.

Câu hỏi 152: Tại sao phải quy định bảo trì? Ai lập quy trình bảo trì?

1. Tại điều 31 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định công trình sau khi được nghiệm thu đưa vào sử dụng phải được bảo trì để vận hành, khai thác lâu dài. Việc quy định phải bảo trì công trình để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng không bị xuống cấp, nhằm duy trì công năng và nhu cầu sử dụng trong suốt tuổi thọ công trình.
2. Theo quy định tại điều 33 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP, đối với công trình xây dựng mới, nhà thầu thiết kế, nhà sản xuất thiết bị công trình lập quy trình bảo trì công trình xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình xây dựng; đối với các công trình xây dựng đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng phải thuê tổ chức tư vấn kiểm định lại chất lượng công trình xây dựng và lập quy trình bảo trì công trình xây dựng.

Câu hỏi 151: Tại sao phải bảo hành công trình? Ai bảo hành công trình?

1. Bảo hành công trình xây dựng là công việc của nhà thầu thi công xây dựng để khắc phục, sửa chữa, thay thế đối với những hư hỏng, khiếm khuyết của công trình sau khi đưa vào khai thác, sử dụng.
Thời gian bảo hành do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng giao nhận thầu và không ít hơn thời gian quy định tại điều 29 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP.
Tại điều 30 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định trách nhiệm của các bên về bảo hành công trình xây dựng, như sau:
- Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, phát hiện hư hỏng để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình sửa chữa, thay thế. Trường hợp các nhà thầu không đáp ứng được việc bảo hành thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng có quyền thuê nhà thầu khác thực hiện. Kinh phí thuê được lấy từ tiền bảo hành công trình xây dựng.
- Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm tổ chức khắc phục ngay sau khi có yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình và phải chịu mọi phí tổn khắc phục.
2. Theo quy định tại điều 32 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP, công trình phải được bảo trì từ ngày nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào sử dụng cho đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định. Tại điều 34 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy đinh chủ sở hữu, người quản lý sử dụng công trình xây dựng phải tổ chức thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo quy trình bảo trì công trình xây dựng.

Câu hỏi 150: Giám sát của nhân dân về chất lượng xây dựng công trình được thực hiện như thế nào ?

Sự giám sát của nhân dân về chất lượng công trình xây dựng là rất quan trọng. Chính vì vậy quy định tại các điều 8 của Luật Xây dựng và điều 3 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP đã tạo cơ sở pháp lý để nhân dân giám sát việc thực hiện pháp luật xây dựng nói chung và về chất lượng công trình xây dựng nói riêng.
Việc giám sát của nhân dân về chất lượng xây dựng công trình không mang tính kỹ thuật mà là giám sát hành vi của chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng. Để thuận lợi cho nhân dân có điều kiện thực hiện việc giám sát chủ đầu tư phải công bố công khai trên biển báo được treo ở vị trí dễ nhìn, dễ đọc theo quy định tại điều 74 của Luật Xây dựng. Những công trình xây dựng theo tuyến thì biển báo phải được treo ở nhiều nơi, đặc biệt ở các khu dân cư. Thông qua việc giám sát, nhân dân phát hiện những nội dung sai khác với nội dung biển báo và các hành vi khác làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng.
Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi sai khác với thông báo và có dấu hiệu ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng thì phải phản ánh kịp thời với chủ đầu tư, UBND xã, phường, thị trấn nơi đặt công trình xây dựng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 149: Đối với những công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng chưa tiếp tục thi công ngay thì trước khi thi công xây dựng tiếp phải làm gì ?

Theo quy định tại điều 23 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì những công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công tiếp tư vấn giám sát của chủ đầu tư phải kiểm tra lại và so với kết quả đã được nghiệm thu có thay đổi không. Trường hợp không có thay đổi thì cho phép thi công tiếp.
Trường hợp có sai khác phải yêu cầu các nhà thầu khắc phục và phải được nghiệm thu lại mới được thi công tiếp. Đối với công việc, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển nhà thầu khác thi công tiếp thì phải được nhà thầu đó tham gia nghiệm thu.

Câu hỏi 148: Đối với nhà ở riêng lẻ hoặc các công trình xây dựng không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì có cần thực hiện chế độ giám sát thi công xây dựng công trình không ?

Theo quy định tại điều 87 của Luật Xây dựng thì mọi công trình xây dựng trong quá trình thi công phải được thực hiện chế độ giám sát; khuyến khích việc thực hiện chế độ giám sát đối với nhà ở riêng lẻ. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải được thực hiện để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình. Chế độ giám sát không chỉ mang lại lợi ích cho chủ đầu tư mà còn vì lợi ích của cộng đồng.

Câu hỏi 147: Ai phải ký biên bản nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng công trình?

Về nguyên tắc, khi tiến hành nghiệm thu trong quá trình thi công trình xây dựng công trình phải có sự tham gia của chủ đầu tư (hoặc đại diện của chủ đầu tư) và nhà thầu thi công xây dựng. Tuy nhiên, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư.
Tại điều 24, 25, 26 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định những người sau đây phải tham dự và ký biên bản nghiệm thu trong quá trình công xây dựng:
1. Đối với nghiệm thu công việc xây dựng:
- Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;
- Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
2. Đối với nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng:
- Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện;
- Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
3. Đối với nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng:
a) Phía chủ đầu tư:
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư;
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình.
b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:
- Người đại diện theo pháp luật;
- Người phụ trách thi công trực tiếp.
c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình:
- Người đại diện theo pháp luật;
- Chủ nhiệm thiết kế.


 

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi