16 CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ (KÈM ĐÁP ÁN)
***
Câu 1: Vai trò của đầu tư phát triển
Các lý thuyết kinh tế, cả lý thuyết kinh tế kế hoạch hoá tập trung và lý thuyết kinh tế thị trường đều coi đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng. Vai trò này của đầu tư được thể hiện ở các mặt sau:
- Trên giác độ toàn nền kinh tế của đất nước
- Đầu tư phát triển làm tăng tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế.
- Về mặt cầu: Đầu tư phát triển là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng 24- 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng. Do đó làm cho mức sản lượng tăng và mức giá cũng tăng
- Về mặt cung: Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, nghĩa là có thêm các nhà máy, thiết bị phương tiện vận tải mới đưa vào quá trình sản xuất, làm cho tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. Sự thay đổi này làm tổng cung tăng, kéo theo sản lượng tăng và mức giá giảm. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội
b- Đầu tư thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu có thể tăng nhanh với tốc độ mong muốn (từ 9- 10 %) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, do hạn chế về đất đai và khả năng sinh học, đểđạt đượ tốc độ tăng trưởng 5- 6% là rất khó khăn. Như vậy, chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng nhanh của toàn bộ nền kinh tế.
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyêt những mặt cân đối về phát triển giữa các vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về taì nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị… của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển .
- Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế:
Kết quả nghiên cứu của các kinh tế cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15 - 25 % so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước
ICOR = vốn đầu tư tăng them/GDP tang thêm
Từ đó suy ra:
Mức tăng GDP =vốn đầu tư tăng thêm/ICOR
Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước. Nếu icor không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Tác động của vốn đầu tư vào tốc độ tăng trưởng của một số nước là khác nhau. Đối với các nước phát triển , phát triển về bản chất được coi là vấn đề đảm bảo các nguồn vốn đầu tư để đạt được một tỷ lệ tăng thêm sản phẩm quốc dân dự kiến. Thực vậy, ở nhiều nước đầu tư đóng vai trò như một “cái hích ban đầu”, tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế (các nước NICs, các nước Đông Nam á).
Kinh nghiệm các nước cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc chủ yếu vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành, cấc vùng lãnh thổ cũng như hiệu quả của chính sách kinh tế nói chung. Thông thường ICOR trong công nghiệp thấp hơn trong nông nghiệp, ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng năng lực sản xuất. Do đó, ở các nước phát triển , tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp. Các nước Nhật, Thuỵ sĩ có tỷ lệ đầu tư/ GDP lớn nên tốc độ tăng trưởng cao.
- Đầu tư tác động tới việc tăng cường khả năng công nghệ và khoa học của quốc gia
Trung tâm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phát triển công nghệ. Đặc điểm quan trọng, cơ bản mang tính quyết định nhất của công nghệ là sự thay thế lao động thủ công sang lao động mang tính kỹ thuật, máy móc đẩy mạnh sự phân công lao động xã hội.
Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay.
Có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự bỏ vốn ra đầu tư để nghiên cứu và phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài.
Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ thì công nghệ của nước ta còn rất lạc hậu so với Thế Giới và chúng ta không đủ nguồn lực để tự phát minh ra các máy móc thiết bị hiện đại.
Dù là công nghệ tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài đều cần phải có vốn đầu tư.
- Đối với các doanh nghiệp
Đầu tư phát triển đóng vai trò quan trọng trong sự ra đời tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Thứ nhất là về sự ra đời của các doanh nghiệp:
Hoạt động đầu tư phát triển là tiền đề để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của doanh nghiệp; xây dựng nhà xưởng, kiến trúc hạ tầng; mua sắm máy móc thiết bị, tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản, thuê mướn nhân công và thực hiện các chi phí khác gắn liền với hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa được tạo ra.
- Thứ hai là sự tồn tại của các doanh nghiệp:
Sau một quá trình hoạt động, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị sẽ bị khấu hao và hư hỏng =>cần phải bảo trì, bảo dưỡng lớn các cơ sở vật chất này hoặc thay thế mới các cơ sở vật chật kỹ thuật đã bị hư hỏng thậm chí phải đổi mới cơ sở vật chất để thích ứng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và phục vụ tốt hơn cho hoạt động đầu tư.
Ngoài ra, đầu tư phát triển còn là tiền đề để giúp doanh nghiệp tạo dựng nguồn vốn và uy tín để tiến hành các hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư chuyển dịch.
- Thứ ba là sự phát triển của doanh nghiệp.
Mục tiêu của các doanh nghiệp là lợi nhuận ngày càng tăng. =>phải thường xuyên bỏ thêm vốn để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Luôn phải tạo ra được những sản phẩm có chất lượng, giá thành rẻ bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng máy móc thiết bị, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng quản lí hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
- Đối với các cơ sở vô vị lợi (hoạt động không thể thu lợi nhuận cho bản thân mình)
đang tồn tại, để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn định kỳ các cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên Tất cả những hoạt động mà chi phí này đều là những hoạt động đầu tư.
Câu 2: Trình bày các nguyên tắc quản lý đầu tư và làm rõ sự cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc này trong công tác quản lý đầu tư. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam
Trong công tác quản lý đầu tư phải quán triệt các nguyên tắc sau:
- Sự thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hòa giữa mặt kinh tế và mặt xã hội.
Đảm bảo sự thống nhất giữa chính trị và kinh tế Kết hợp hài hòa giữa kinh tế và xã hội:thể hiện trong việc xác định cơ chế pháp lý đầu tư, đặc biệt là cơ cấu đầu tư theo các địa phương, vùng lãnh thổ, thành phần kinh tế đều nhằm mục đích phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
- Cơ chế quản lý đầu tư: là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan vào phù hợp với điều kiện, đặc điểm của hoạt động đầu tư. Nó là công cụ để chủ thể quản lý điều chỉnh hoạt động đầu tư, thể hiện ở các hình thức tổ chức quản lý và phương pháp quản lý.
- Cơ cấu đầu tư: CCĐT là một phạm trù phản ánh mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các yếu tố cấu thành bên trong của hoạt động đầu tư cũng như giữa các yếu tố tổng thể các mối quan hệ hoạt động kinh tế khác trong quá trình tái sản xuất xã hội.
- Cơ cấu đầu tư hợp lý: CCĐT hợp lý là CCĐT phù hợp với các quy luật khách quan, các điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn, phù hợp và phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng cơ sở, ngành, vùng và toàn nền kinh tế, có tác động tích cực đến việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý hơn, khai thác và sử dụng hợp, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị của thế giới và khu vực.
-Chuyển dịch cơ cấu đầu tư: Sự thay đổi của CCĐT từ mức độ này sang mức độ khác, phù hợp với môi trường và mục tiêu phát triển gọi là chuyển dịch CCĐT. Sự thay đổi CCĐT không chỉ bao gồm thay đổi về vị trí ưu tiên mà còn là sự thay đổi về chất trong nội bộ cơ cấu và các chính sách áp dụng. Về thực chất chuyển dịch CCĐT là sự điều chỉnh về cơ cấu vốn, nguồn vốn đầu tư, điều chỉnh cơ cấu