2 cách xác định dòng tiền trong bài toán NPV
Tính NPV là một bài toán quen thuộc trong tài chính:
Ở đây, CFi là dòng tiền phát sinh năm thứ i, r là lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên, có một số bài tập CF không được cho trước mà cần phải thêm một bước tính toán để xác định nữa CFi . Sau đây là quy trình để tính dòng tiền phát sinh của từng năm
B1: Xác định các khoản thu hàng năm
-
Giá trị bán ra của sản phẩm chính, sản phẩm phụ, dịch vụ công cộng ra bên ngoài
-
Giá trị bán ra của phế liệu, phế phẩm (nếu có)
-
Trợ cấp (nếu có)
B2: Xác định các khoản chi hàng năm
-
Chi phí sản xuất (nguyên vật liệu, nhân công).
-
Chi phí tiêu thụ sản phẩm (nguyên liệu làm bao bì, nhân công bán hàng)
-
Chi phí quản lý
-
Chi phí khấu hao
-
Chi phí trả lãi vốn vay
-
Chi phí khác
-
Các loại thuế
B3: Xác định hiệu số thu chi hàng năm: 2 phương pháp
-
Trực tiếp: CF = Thu năm t – chi năm t (bỏ chi phí khấu hao, chi phí trả lãi)
-
Gián tiếp: CF = Lợi nhuận ròng + Chi phí khấu hao + Chi phí trả lãi vốn vay
B4: Tính NPV thôi
Tại sao tính theo 2 phương pháp lại ra kết quả giống nhau?
Để cho gọn ta ký hiệu như sau:
· Doanh thu:R
· Tổng chi phí không kể khấu hao, thuế, lãi vay: C
· Khấu hao: D
· Thuế: T (thuế suất t)
· Lãi vay: I
+
Nếu tính theo phương pháp trực tiếp:
+ Nếu tính theo phương
pháp gián tiếp:
Từ (1) và (2) ta thấy
CF tính theo 2 cách đều ra kết quả bằng nhau