***
2. Các động cơ chủ yếu thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia KDQT (lực đẩy – lực kéo)
3. Các chủ thể liên quan đến KDQT
4. DN nhỏ và KDQT (cơ hội, điều kiện, khả năng và cách thức tham gia KDQT của các DN nhỏ)
5. Khái niệm, các cấp độ của toàn cầu hóa (TCH), các nhân tố thúc đẩy TCH (không chỉ nêu mà cần lý giải các nhân tố này thúc đẩy quá trình TCH thị trường và TCH sản xuất như thế nào!)
6. Lý giải sự cần thiết về tầm nhìn chiến lược toàn cầu đối với các DN
7. Khái niệm, đặc trưng và các nhân tố cấu thành văn hóa. Vai trò của văn hóa đối với DN KDQT.
8. Văn hóa định hướng nhóm: đặc trưng, ý nghĩa đối với kinh doanh
9. Văn hóa định hướng cá nhân: đặc trưng, ý nghĩa đối với kinh doanh
10. Khái niệm, nguồn gốc, hình thức và tác động của rủi ro chính trị đối với các DN KDQT
11. Ngăn ngừa, hạn chế rủi ro chính trị đối với DN KDQT: các bước và các công cụ áp dụng
12. Đặc điểm của các dòng luật chính trên thế giới: Thông luật, dân luật, thần luật.
13. Một số vấn đề luật pháp quốc tế quan trọng đối với DN KDQT (Giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, an toàn, trách nhiệm sản phẩm)
14. Liên hệ tình hình rủi ro chính trị đối với: i) các DN nước ngoài trên thị trường Việt Nam; ii) đối với các DN Việt Nam trên thị trường Mỹ
15. Liên hệ thực trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
16. Liên hệ thực trạng vấn đề an toàn sản phẩm ở Việt Nam
17. Các đặc trưng và ưu, nhược điểm của các hệ thống kinh tế thị trường, kinh tế chỉ huy và kinh tế hỗn hợp.
18. Nội dung và ưu nhược điểm của các chỉ tiêu thu nhập và chỉ số HDI trong việc phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia.
19. Chu kỳ kinh tế: đặc trưng của các pha trong chu kỳ kinh tế và tác động đến doanh nghiệp.
20. Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo: nội dung và khả năng giải thích thực tiễn thương mại quốc tế
21. Lý thuyết H-O: nội dung và khả năng giải thích thực tiễn thương mại quốc tế
22. Lý thuyết Porter về năng lực cạnh tranh quốc gia của các ngành công nghiệp: nội dung và khả năng giải thích thực tiễn thương mại quốc tế
23. Tự do hoá thương mại và Bảo hộ mậu dịch: nội dung, các lập luận ủng hộ và phản bác.
24. Tác động của FDI đối với: i) nước tiếp nhận đầu tư; ii) nước đầu tư
25. Can thiệp của chính phủ (nước tiếp nhận – nước đầu tư) vào FDI: nguyên nhân và các biện pháp can thiệp
26. Các lý thuyết giải thích FDI: lý thuyết vòng đời sản phẩm, lý thuyết quyền lực thị trường, lý thuyết về các yếu tố không hoàn hảo trên thị trường, lý thuyết chiết trung.
ĐÁP ÁN
Các phương thức tham gia KDQT chủ yếu của Doanh nghiệp
- Hình thức kinh doanh trên lĩnh vực ngoại thương:
+ Nhập khẩu: là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ vào một nước do các Chính phủ , tổ chức hoặc cá nhân đặt mua từ các nước khác nhau
+ Nhập khẩu: là hoạt động đưa hàng hóa và dịch vụ ra khỏi một nước sang các quốc gia khác để bán
+Gia công quốc tế: là phương thức gia công quốc tế trong đó bên đặt gia công nước ngoài cung cấp máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ kiện thành phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công. Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhận gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công để nhận về được 1 thù lao ( phí gia công theo thỏa thuận)