45 Câu hỏi ôn tập môn Đàm phán Kinh doanh (kèm Đáp án)

Số trang: 47      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.66 MB      Lượt xem: 20602      Lượt tải: 15

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

45 CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN ĐÀM PHÁN KINH DOANH (KÈM ĐÁP ÁN)

***

 

Câu 1. Phân tích sự cần thiết của giao dịch kinh doanh? Luận chứng vì sao các quan hệ giao dịch lại ngày càng trở nên phức tạp hơn?

*Sự cần thiết của GDKD:

Con người phải sống trong xã hội loài người, sống đơn lẻ xã cách xã hội con người không phát triển, không tồn tai đúng nghĩa con người. Hơn nữa con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, giao tiếp với nhau chính là phương cách sống, là nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống. Xã hội càng văn minh hiện đại thì yêu cầu của giao dịch ngày càng phát triển và các phương tiện hỗ trợ cho giao dịch rất phong phú và đa dạng

Xã hội hiện đại vận động và phát triển không ngừng. Khoảng cách giữa các cá tính ngày càng xa, ranh giới giữa cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu rất mong manh. Do vậy mỗi con người cần có năng lực nhận thức đề cao để nhìn nhận đúng bản chất các mối quan hệ. Xã hội hiên đại mang đậm dấu ấn khoa học, kỹ thuật, tri thức và nghệ thuật giải quyết các tình huống đa dạng, phức tạp.

  • Trong xã hội hiện đại nguyên tắc chung cần được xác lập trong giao dịch đó là:
  • Thứ nhất, tính hiệu quả.
  • Thứ hai, lợi ích các bên tham gia phải được bảo đảm.
  • Thứ ba, coi trọng cá tính và tôn trọng lẫn nhau.
  • Thứ tư, liên kết và hợp tác để qui tụ sức mạnh.
  • Hoạt động trên thương trường các nhà KD, các DN tất yếu nảy sinh các giao dịch với nhau xuất phát từ hai lý do cơ bản sau:

Phân công lao động tất yếu dẫn đến chuyên môn hoá sản xuất và hình thành các vùng, các ngành chỉ chuyên sâu và sản xuất KD một loại hàng hoá nhất định. Trong khi đó các DN này trong quá trình tổ chức hoạt động SXKD lại cần dùng rất nhiều thứ loại khác nhau. Đó là sản phẩm của các DN khác.

  • Trong nền kinh tế thị trường mỗi một đơn vị kinh tế là một chủ thể kinh tế độc lập, họ phải tự mình quyết định 3 vấn đề kinh tế cơ bản: SX cái gi? Bao nhiêu? Cho ai? Chính vì vậy họ sẽ tự mình quyết định phân phối cũng như tiêu thụ SP.

*Các quan hệ GD ngày càng trở nên phức tạp hơn vì:

Xu hướng các GDKD trong nền kinh tế ngày càng trở nên phức tạp hơn vì 5 lý do sau:

  • Sự phát triển của phân công lao động xã hội không chỉ diễn ra trong một phạm vi quốc gia mà nó đã trở thành sự phân công lao động mang tính quốc tế.
  • Sự phát triển về qui mô và tốc độ của sản xuất ngày càng cao
  • Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề, sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ.
  • Sự gia tăng của các trung gian bán buôn hàng hoá, dịch vụ, văn phòng giao dịch làm tăng đầu mối, tăng quan hệ.
  • Danh mục và khối lượng SP đi vào lưu thông ngày càng nhiều bởi 2 nguyên nhân sau:

-    Nhu cầu của con người được giải phóng không bị trói buộc bởi cơ chế.

-    Tốc độ đổi mới nhu cầu ngày càng nhanh.

Câu 2:Trình bày khái niệm và bản chất của GDKD?          

*Khái niệm:

  • GD là sự tiếp xúc quan hệ giữa các cá nhân để trao đổi thông tin hay thoả mãn một nhu cầu nào đó.
  • GDKD là sự tiếp xúc quan hệ giữa các chủ thể KD nhằm trao đổi với nhau các thông tin về thị trường hàng hoá, giá cả, kinh nghiệm, dịch vụ,...
  • GDKD trước hết là để xác lập quan hệ.Nó không phải là một thời điểm mà là một quá trình có khởi điểm và kết điểm. Kết điểm hay còn gọi là “điểm chết” của các cuộc GD. Có thể kết luận rằng:

-    Quan hệ GDKD là quan hệ kinh tế.

-    Quan hệ GDKD là quan hệ mang tính tổ chức, lợi ích và mang tính pháp lý.

-    Quan hệ GDKD là quan hệ tự do, bình đẳng hai chiều.

*Bản chất:

Thứ nhất, chủ thể là các nhà KD. Họ là những người đang tiến hành KD. Trong quá trình giao dịch nhà KD chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về yếu tố cn người như tâm lý, nhu cầu, văn hoá. Mặt khác, nhà KD lại có những phẩm chất đặc biệt, trong GD hị mạnh mẽ hơn, quyết đoán hơn. Đồng thời phong cách của họ cũng đa dạng, linh hoạt và có chủ đích rõ ràng hơn với xã giao.

Thứ hai, GD là một quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng và cảm xúc. Quá trùnh này bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như: nguồn thông tin (người gửi), bản thông điệp, kênh (người nhận), phản hồi, các cản trở (nhiễu).

Thứ ba, thông tin, thông điệp các nhà KD gửi đến nhau chủ yếu thuộc lĩnh vực kinh doanh, kinh tế, đầu tư,vốn,giá cả, lợi nhuận, tỷ lệ hoa hồng, thu nhập. Những thông tin đó có thể đưa đến các nhà KD những ý tưởng, dự kiến, kế hoạch hoặc những quyết định đầu tư KD. Chính vì thế mà các nhà KD rất chú ý đến nguồn thông tin trong giao tiếp, những thông tin này có được thậm chí không thể có trong các tư liệu, tài liệu chính thống.

Câu 3:Nhà KD cần có những phẩm chất cơ bản gì và phương pháp để rèn luyện những phẩm chất ấy?

Những phẩm chất cần có của nhà KD thành công và cách rèn luyện:

Thứ nhất, có cao vọng: Người có cao vọng là những người không bao giờ bằng lòng với hiện tại, luôn có mong muốn, ước muốn vươn lên, chinh phục đỉnh cao nhưng luôn có lòng bao dung độ lượng và đảm bảo đạo lý.

Thứ hai, dám chấp nhận rủi ro. Đây là đức tính không thể thiếu được đối với một doanh nhân. Trong thương trường điều rủi ro là không thể tránh khỏi. Người có đầu óc mạo hiểm dám chấp nhận rủi ro không có nghĩa là liều, không biết tính toán, cân nhắc. Trái lại, sau khi đã cân nhắc họ sẵn sang chấp nhận rủi ro. Họ hiểu rằng: “rủi ro, nguy hiểm càng lớn bao nhiêu thì lợi nhuận càng cao bấy nhiêu”.

Thứ ba, đầu óc nhạy bén. Nhà KD có đầu óc nhạy bén, sắc sảo với thị trường, tổ chức, công việc, nhất là nhạy bén với cơ hội đang ở trước mặt mình.Cách rèn luyện:

ü      Chăm lo để có một sức khoẻ tốt cả về thể lực và tinh thần.

ü      Tham gia các trò chơi đòi hỏi phản xạ nhanh.

ü      Cần phải nhạy bén để chớp lấy cơ hội và tận dụng cơ hội.

Thứ tư, có lòng tự tin:Biết tin vào bản thân mình.Tạo dựng niềm tin vào người khác.Biết đặt niềm tin vào đồng nghiệp và cộng sự.

+ Rèn luyện:

-          Phát triển những đức tính giúp ta thành công vì càng thành công bao nhiêu thì có lòng tự tin bấy nhiêu.

-          Bắt đầu làm công việc thành công rồi tiến công những công việc khó khăn hơn.

-          Nên tạo lập mối quan hệ với những người có lòng tự tin, những người thành công họ sẽ giúp ta tăng lòng tự tin.

-          Cách ăn mặc, tiếng nói, cử chỉ,... vẻ bề ngoài đàng hoàng, lịch sự cũng làm cho ta thêm tự tin mà người khác cũng tin ở mình. Rèn cho có mộ sức khoẻ tốt cũng là một cách rèn có lòng tự tin.

Thứ năm, người KD thành công là người kinh doanh giỏi đặc biệt là kỹ năng QTKD.

-          Nhà KD phải là người biết QTKD. Nhà quản trị chủ trì, lãnh đạo chứ không rực tiếp hành động.

-          Người lãnh đạo là người biết điều khiển, phối hợp các công iệc của mọi người trong tổ chức một cách có hiệu quả.

-          Ngành quản trị vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật – Nghệ thuật lãnh đạo.

-          Chức năng của các nhà quản trị:

ü      Hoạch định chính sách.

ü      Tổ chức.

ü      Tuyển chọn nhân viên.

ü      Điều khiển hay điều hành.

ü      Kiểm soát.

      Để trở thành nhà KD giỏi ngoài những yếu tố bẩm sinh phải được đào tạo cơ bản và tu dưỡng, rèn luyện, kiên trì, bền bỉ suốt cuộc đời.

Câu 4.Mỗi cuộc ĐP cần xác lập những mục tiêu nào? Thế nào gọi là một hệ thống mục tiêu đúng đắn? Có nên sắp xếp thứ

  1. Cần xác lập những mục tiêu:

Mỗi cuộc GDKD tuỳ thuộc đối tượng và nội dung ta có thể xác định được các mục tiêu khác nhau. Mục tiêu là cái đích hay kết quả cụ thể mà cuộc GD phấn đấu làm được. Muốn xác định được mục tiêu đúng đắn phải dựa trên các kết quả phân tích các thông tin cả phía ta và phía đối tác GD. Một cuộc đàm phán KD có nhiều cách xác định mục tiêu:

Ø      Theo thời hạn: Mục tiêu ngắn hạn, Mục tiêu trung hạn, Mục tiêu dài hạn (mục tiêu chiến lược)

Ø      Theo mức độ đạt được:

-          Mục tiêu cao (là mục tiêu tối ưu nhất, thoả mãn mọi yêu cầu của lần GD).

-          Mục tiêu thấp (là kết quả không đáng kể, chỉ đáp ứng phần nhỏ của bên GD).

Ø      Theo cấp độ:

-          Cấp độ 1: Quan hệ xã giao bình thường.

-          Cấp độ 2: Hợp tác KD có mức độ, từng vụ việc.

-          Cấp độ 3: Quan hệ đối tác phát triển theo thời gian.

-          Cấp độ 4: Liên minh chiến lược, đầu tư lẫn nhau, bạn hàng lâu dài và thống nhất lợi ich.

Tóm lại: Tóm lại có 2 mục tiêu chung nhất mà các cuộc đàm phán cần đạt được là: Đạt được thỏa thuận, duy trì và phát triển mối quan hệ. Tùy thuộc vào từng cuộc đàm phán cụ thể mà ta xác định mục tiêu nào cho phù hợp.

2.Một hệ thống mục tiêu đúng đắn cần xác định 6 tiêu thức:

-    Tính cụ thể: nêu rõ mục tiêu liên quan đến vấn đề gì? Giới hạn thời gian thực hiện và kết quả cụ thể cuối cùng cần đạt được. Mục tiêu càng cụ thể thì khâu chuẩn bị và tổ chức thực hiện càng dễ dàng. Thực tế những mục tiêu GD không rõ ràng thường kém tác dụng.

-    Tính linh hoạt: các mục tiêu GD đề ra phải đủ tính linh hoạt để điều chỉnh phù hợp với môi trường, điều kiện và chủ thể GD cũng như thực tế phát sinh khác dự đoán.

-    Tính định lượng: trong tính cụ thể đã bao hàm một phần khả năng đo được mục tiêu (định lượng mục tiêu). Các chỉ tiêu là cơ sở để đánh giá mức độ đạt được  các mục tiêu khi kết thúc GD.

-    Tính khả thi: Nội dung mục tiêu đặt ra là để phấn đấu đạt tới nhưng phải sát thực tế và có thể thực hiện được. Mục tiêu phù hợp với thực tiễn GD sẽ đem lại lợi ích và sự động viên lớn.

-    Tính nhất quán (tính thống nhất): các mục tiêu đề ra phải thống nhất và phù hợp với nhau, việc hoàn thành mục tiêu này không cản trở việc thực hiện các mục tiêu khác.

-    Tính hợp lý (tính chấp nhận được): một mục tiêu GD đúng là mục tiêu được những người chịu trách nhiệm thực hiện và các đối tượng chủ chốt chấp nhận. Tính hợp lý còn đặt trong quan hệ với đối tác GD, đó không phải là mục tiêu quá đáng đối với họ. Tính chấp nhận được của mục tiêu sẽ tạo môi trường thuận lợi và kết thúc thắng lợi cho cuộc GD.

  1. Nên sắp xếp các thứ tự ưu tiên giữa các mục tiêu do:
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi