ARBITRAGE PRICING THEORY / LÝ THUYẾT ĐỊNH GIÁ KINH DOANH CHÊNH LỆCH
***
ĐỊNH NGHĨA
Lý thuyết định giá chênh lệch là một lý thuyết tổng quát về định giá tài sản, và nó đang dần có sức ảnh hưởng lớn trong việc định giá các cổ phần.
APT nói rằng tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của tài sản tài chính có thể được đo lường thông qua các yếu tố kinh tế vĩ mô khác nhau hoặc là yếu tố thị trường. Sự nhạy cảm của tài sản với sự thay đổi trong mỗi yếu tố được đại diện bằng đại lượng xác định gọi là hệ số beta. Xuất phát từ lý thuyết này, mô hình xác định tỷ suất sinh lợi cho các chứng khoán đã được sử dụng để định giá tài sản một cách chính xác- Gía của tài sản phải bằng với mức kỳ vọng vào cuối giai đoạn đầu tư chiết khấu về hiện tại với mức chiết khấu được tính toán trong mô hình. Nếu giá khác nhau, cơ hội kinh doanh chênh lệch sẽ đưa nó về lại đúng đường thẳng như mô hình.
Lý thuyết APT được nhà kinh tế học Stephen Ross đề xướng năm 1976
Mô hình APT
Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của một tài sản rủi ro được mô tả thỏa mãn công thức sau:
Trong đó:
F: nhân tố
Ep: Tiến dần đến 0 khi mà số chứng khoán đầu tư trong danh mục đầu tư tăng lên; Và tỷ trọng tương ứng của các danh mục giảm đi.
Tỷ suất sinh lợi không chắn chắn của một tài sản j là một quan hệ tuyến tính với n nhân tố. Thêm vào đó, mỗi nhân tố cũng được xem là biến ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng zero.
Các giả định của APT
APT đòi hỏi 4 giả định :
Tỷ suất sinh lợi có thể được mô tả bằng một mô hình nhân tố
Không có các cơ hội kinh doanh chênh lêch
Có một lượng chứng khoán đủ lớn để có thể xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng hóa tốt, loại bỏ các rủi ro riêng có của các chứng khoán đơn lẻ.
Thị trường tài chính không có các bất hoàn hảo
APT và kinh doanh chêch lệch
Kinh doanh chêch lệch là việc thực hiện tìm kiếm lợi nhuận từ tình trạng mất cân bằng giữa hai hoặc nhiều hơn hai thị trường và lợi nhuận kiếm được đó là lợi nhuận phi rủi ro.