Bài tập học kỳ Xã hội học đại cương - Chuẩn mực xã hội
***
Mọi người chung sống với nhau tạo thành mối quan hệ xã hội, tồn tại và phát triểnnhư một thực thể xã hội. Không ai có thể sống độc lập bên ngoài mối liên hệ vớinhững người khác vì thế liên hệ xã hội là nền tảng cuộc sống của con người, mọicác nhân đều có mối liên hệ với người khác như quan hệ giữa cha mẹ, anh chị, em,ông bà, cô chú…. Trong cuộc sống, con người luôn thực hiện các hoạt động nhằm thỏa mãn như cầu lợi ích nhất định, dù được tự do thực hiện những hoạt động theoý muốn cá nhân nhưng con người vẫn phải đặt mình trong các nhóm xã hội hoặc xãhội nói chung tuân theo những quy tắc, yêu cầu đòi hỏi của những người xungquanh để định hướng hành động của mình. Và chính con người với ý chí chung củanhóm xã hội giai cấp, tầng lớp xã hội… đã xác lập một hệ thống các quy tắc đòihỏi đối với hành vi của một cá nhân hay nhóm xã hội từ đó hình thành nên cácchuẩn mực xã hội. Vậy chuẩn mực xã hội là gì? Em xin đi tìm hiểu đề bài: “Phântích khái niệm chuẩn mực xã hội, các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội. Tác dụng của chuẩn mực xã hội đối với đời sống xã hội và pháp luật?”
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Khái quát chung về chuẩn mực xã hội
- Khái niệm.
Con người chung sống với nhau tạo thành xã hội, mỗi cá nhân là một thực thế cấu thành nên xã hội. Mỗi cá nhân đó luôn có mối liên hệ với nhau chứ không thể sống độc lập được từ những mối liên hệ đó mà nền tảng của xã hội được tạo nên.Ví dụ như : một người bình thường thì luôn có cha mẹ, anh chị em, bạn bè… và giữa họ và những người thân đó luôn có mối liên hệ với nhau. Trong cái cấu trúc xã hội phức tạp đó mỗi cá nhân thường xuyên phải thực hiện các hành vi xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu hay lợi ích của mình. Ở mỗi quan hệ thì cá nhân phải có những hành vi ứng xử khác nhau, tức họ phải tuân theo những quy tắc, yêu cầu và những đòi hỏi của quan hệ đó. Mặc dù con người luôn có xu hướng mong muốn thực hiện những hành vi theo ý muốn cá nhân nhưng họ luôn phải đặt mình trong các nhóm hay xã hội nói chung. Chính vì vậy mà những hành vi mà họ thực hiện luôn phải phù hợp với những người xung quanh hay rộng hơn là cộng đồng xã hội. Ví dụ :những hành động mà cộng đồng xung quanh luôn mong đợi ở một cá nhân như: ăn mặc gọn gàng, lịch sự; kính trên nhường dưới; tôn trọng pháp luật; không xả rác bừa bãi… Như vậy chính con người bằng ý chí chung của các nhóm, giai cấp, tầng lớp… đã tạo nên một hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi đối với hành vi của mỗi cá nhân hay nhóm xã hội. Đó chính là cơ sở khiến cho xã hội hình thành và xuất hiện một hệ thống các chuẩn mực. Từ những căn cứ nêu ở trên có thể rút ra định nghĩa về chuẩn mực xã hội như sau:
“Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm củng cố, đảm bảo sự ổn định xã hội, giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội”.
Nội dung của định nghĩa “chuẩn mực xã hội” nêu trên đề cập đến những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, do chính các thành viên của xã hội đặt ra nhằm định hướng cho hành vi của mỗi cá nhân. Như vậy, nguồn gốc của chuẩn mực xã hội được hình thành từ chính nhu cầu điều tiết các mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp của con người trong đời sống hàng ngày.Chuẩn mực xã hội đối với các thành viên trong cộng đồng được coi là một giá trị chi phối rộng rãi và được tuân theo một cách phổ biến.
Thứ hai, chuẩn mực xã hội không phải là một cái gì đó chung chung, trừu tượng, mà nó luôn được xác định một cách cụ thể, rõ ràng ở mức độ ít hay nhiều về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của những khía cạnh, chỉ báo liên quan đến hành vi xã hội của mỗi người; bao gồm: cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện.
“Cái có thể” là khái niệm dùng để chỉ khả năng thực hiện hay không thực hiện một hành vi xã hội của cá nhân khi tham gia hoặc ở trong một tình huống, sự kiện hay một quan hệ xã hội nhất định. Chẳng hạn như một người nhìn thấy một người khác đang có nguy cơ chết đuối nếu không được cứu kịp thời. Trong tình huống này, người phát hiện nhảy xuống hay không nhảy xuống nước cứu người bị nạn phụ thuộc vào việc anh ta biết bơi hay không biết bơi; cùng với đó là cơ chế thúc đẩy hành vi của anh ta đó là sự tự nguyện, tự giác của người này. Đây chính là khả năng hành động hay không hành động.
“Cái được phép” dùng để chỉ tất cả những hành vi, hoạt động mà các cá nhân đã và đang được phép thực hiện trong cuộc sống hàng ngày, phù hợp với các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội khi họ tham gia vào các sự kiện, quan hệ xã hội đó.