Bài tập lớn thực tại ảo - VRML - Đê tài Mô tả hoạt động sân bóng
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 3.05 MB
Lượt xem: 253
Lượt tải: 0
Thông tin tài liệu
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CNTT == == BÀI TẬP LỚN THỰC TẠI ẢO Đề tài : Mô phỏng hoạt động sân bóng nguyên xá Giáo viên hướng dẫn: Vũ Minh Yến Sinh viên thực hiện: Nhóm 17 – ĐH KTPM5 – k10 1:Mai Văn Học 2:Trần Mạnh Cường 3: Bùi Việt Hà Hà Nội - 2018 LỜI MỞ ĐẦU Sự phát triển của các nghành nghề công nghệ thông tin, đồ họa phát triển với nhiều ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, mang tính thực tế cao. Trong những ứng dụng đó, việc mỗ phỏng thế giới thực bằng cách xây dựng môn hình ảo trên máy tính luôn là vấn đề lớn mà đồ họa máy tính hướng tới giải quyết. Công nghệ “thực tại ảo” ra đời và phát triển nhanh chóng,với khả nằng mô phỏng thế giới thực một cách sống động và trân thực nhất,tự đơn giản cụ thế tới phức tạp trừu tượng. Ngôn ngữ thực tại ảo(Virtual Reality Modeling Languege - VRML) đã đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ thực tại ảo. Con người có thể giải quyết bài toán mô phỏng lại thế giới thực trên máy tính. Môn công nghệ thực tại ảo mang lại cho chúng em thêm kiến thức bổ ích trong qua trình học tập, hiểu rõ công nghệ thực tại ảo cũng như những ứng dụng rộng rãi của của nó,hiểu các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ VRML. Để hiểu hơn về môn học chúng em chọn đề tài “Mô phỏng hoạt động vui chơi trong sân bóng nguyên xá”. Chúng em xin cảm ơn sự góp ý và chỉ bảo của cô Vũ Minh Yến để chúng em hoàn thành bài đạt hiệu quả tốt nhất. Vì mới được tiếp cận VRML nên các hình vẽ còn chưa được chân thực nhất mong cô cùng các bạn đóng góp thêm nhiều ý kiến để đề tài hoàn thiện nhất . CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC 1.1 Thực tại ảo là gì? Thực tại ảo (VR- Virtual Reality) là công nghệ sử dụng các kỹ thuật mô hình hóa không gian, cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị đa phương tiện để xây dựng một thế giới mô phỏng (môi trường ảo) bằng máy tính nhằm đưa người sử dụng vào một thế giới nhân tạo với không gian như thật. Người sử dụng sẽ không như người quan sát bên ngoài, mà trở thành một phần của hệ thống. Thế giới “nhân tạo” này không tĩnh tại, mà lại phản ứng, thay đổi theo ý muốn của người sử dụng nhờ hành động, lời nói,... Người sử dụng có thể nhìn thấy sự vật thay đổi trên màn hình theo ý muốn của họ và cảm nhận bằng các giác quan bởi sự mô phỏng này. Trong thực tế, người dùng không những nhìn thấy đối tượng đồ họa 3D nổi, điều khiển được đối tượng như quay, di chuyển,… trên màn hình, mà còn sờ và cảm thấy chúng như có thật. Ngoài khả năng nhìn (thị giác), nghe (thính giác), sờ (xúc giác), thực tại ảo còn có khả năng tạo các cảm giác khác như ngửi (khứu giác), nếm (vị giác), tuy nhiên hiện nay các cảm giác này ít được sử dụng đến. Hiện nay có khá nhiều khái niệm về thực tại ảo, một trong các...
Xem thêm