BÀI TẬP NHÓM
MÔN CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Câu hỏi: Thiết kế hệ thống câu hỏi cho các tiêu chí đánh giá về hòa nhập xã hội trong chính sách xã hội
LÝ LUẬN CHUNG
- Khái niệm
Hòa nhập xã hội là quá trình đảm bảo rằng những người có nguy cơ đói nghèo và những người thuộc diện “tách biệt xã hội” được nhận những cơ hội và nguồn lực cần thiết để tham gia đầy đủ vào đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa và tận hưởng một tiêu chuẩn sống hạnh phúc trong xã hội mà họ đang sống. Ngoài qua, hòa nhập xã hội tức là đảm bảo cho họ có thể tham gia vào quá trình ra quyết định và thực hiện những quyền cơ bản của họ. (Employment social affairs- European Commission- Joint report on social inclusion 2004)
- Các tiêu chí đánh giá hòa nhập xã hội
2.1. Đánh giá về kinh tế
Để đánh giá sự hòa nhập xã hội trên phương diện kinh tế, nhóm đã chọn thước đo thu nhập bình quân của mỗi hộ gia đình bởi vì thu nhập phản ánh mức sống của từng hộ gia đình. Nếu hộ gia đình có mức thu nhập thấp (xếp vào hộ nghèo hoặc cận nghèo) thường có nguy cơ bị tách biệt xã hội cao. Vì vậy đánh giá về mức thu nhập giúp chúng ta có thể nhận biết được những đối tượng có khả năng bị tách biệt xã hội cao để từ đó có chính sách thích hợp giúp họ hòa nhập xã hội.
Cụ thể như sau, theo Điều 1, Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015: